Giảm lợi nhuận dự án để đẩy nhanh tiến độ công trình trạm biến áp và tuyến dây 500kV

12:11 24/07/2020
Sau gần 3 tháng thi công, đến nay công trình Trạm biến áp và đường dây 500kV đấu nối từ khu vực dự án điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam 450 MW về Vĩnh Tân đã hoàn thành hơn 80% khối lượng....

Đây là công trình hạ tầng truyền tải đầu tiên trên cả nước được giao cho DN tư nhân đầu tư, sau đó bàn giao cho Nhà nước với giá 0 đồng. Hiện công đoạn khó khăn nhất của công trình này là tuyến dây 500kV với chiều dài hơn 15km cũng đã bước vào công đoạn xây những trụ móng và dựng cột cuối cùng. 

Theo thông tin từ nhà đầu tư Trungnam Group, việc kéo dây trên tuyến này cũng hết sức khó khăn do nhiều đoạn nằm trên địa hình đồi, núi hiểm trở. Do đó chủ đàu tư sẽ huy động trực thăng cho việc kéo dây để rút ngắn thời gian thi công.

Thi công trạm biến áp và tuyến dây 500kV.

Ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng giám đốc Trungnam Group cho biết, khi quyết định sẽ bàn giao dự án với giá 0 dồng cho Nhà nước, chủ đầu tư đã tính toán, chấp nhận giảm lợi nhuận trong vòng đời dự án điện mặt trời được cấp phép kèm theo công trình trạm biến áp và tuyến dây trên. Với công trình này, toàn bộ các dự án điện gió, điện mặt trời ở Ninh Thuận sẽ được giải tỏa công suất và được hưởng trọn mức giá bán điện 9,35 cent/kW. 

Như vậy công trình trạm biến áp và tuyến dây đối nối 500kV đầu tiên được giao cho tư nhân làm sẽ đem lại lợi nhuận cho Nhà nước, cho nhiều DN và cho cả địa phương khi giúp GDP của Ninh Thuận tăng thêm khoảng 4,5% trong năm nay.

Các dự án diện gió, điện mặt trời ở Ninh Thuận sẽ được giải tỏa toàn bộ công suất khi trạm 500kV hoàn thành.

Theo ông Tiến, Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lượng phát triển năng lượng quốc gia đén năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ra đời đã được khối DN tư nhân hết sức đón nhận. Ngay sau Nghị quyết này, Trungnam Group đã được Chính phủ và UBND tỉnh Ninh Thuận cho phép đầu tư nhà máy điện mặt trời 450MW kêt hợp với trạm biến áp và tuyến dây 500kV. Đây là một trong những công trình truyền tải có công suất lớn nhất của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) hiện nay. Dù mới được khởi công trong thời gian ngắn, nhưng Trungnam Group sẽ dự kiến phát điện, hòa lưới vào tháng 9 tới. 

Công trình trạm biến áp và đường dây đấu nối 500kV Trungnam Group tham gia là dự án lớn, nhưng DN chỉ làm trong vòng 6-8 tháng trong khi nếu để EVN triển khai, thời gian sẽ kéo dài trong khoảng 4 năm. Về điều này, ông Tiến khẳng định, vấn đề không phải EVN không thể làm trong thời gian ngắn như vậy, nhất là khi cả nền tảng kỹ thuật, kinh nghiệm và tiềm lực tài chính của EVN đều lớn gấp nhiều lần khối DN tư nhân. 

Tuy nhiên, do phải tuân thủ một loạt quy trình, từ khảo sát, thiết kế, lập dự toán đến đấu thầu thi công, đấu thầu cung ứng máy móc thiết bị… nên thời gian hoàn thành dự án buộc phải kéo dài. Ngược lại, đối với DN tư nhân, những công đoạn trên sẽ được làm rất nhanh nếu DN chấp nhập cắt giảm một phần lợi nhuận để thúc đẩy tiến độ dự án.

Chẳng hạn, Trungnam Group thực hiện đền bù toàn bộ phần diện tích 700 ha phục vụ Dự án Nhà máy điện mặt trời và công trình Trạm biến áp, đường dây 500kV trên chỉ trong vòng 45 ngày. Lý do để nhiều người dân đồng thuận bàn giao diện tích đất rất lớn trong thời gian ngắn là khoản chi phí hỗ trợ thêm họ nhận được từ việc chia sẻ lợi ích của nhà đầu tư tư nhân mà DN Nhà nước không thể chi phí.

Ông Tiến cho rằng, Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị như một “đòn bẩy” cho khối DN tư nhân trong lĩnh vực phát triển nguồn điện và hệ thống truyền dẫn. Song vẫn rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ngành để tạo hành lang pháp lý, làm điểm tựa cho khối DN tư nhân thạm nhiều hơn vào lĩnh vực phát triển hạ tầng truyền tải.


Bảo Sơn

Sáng 12/7, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Đà Nẵng phối hợp với Công an phường Liên Chiêu tiến hành kiểm tra kho hàng của Công ty TNHH vận tải Minh Khang (tại địa chỉ lô 168A-A8, KDC Vạn Tường, phường Liên Chiểu, TP Đà Nẵng). Qua đó, đã phát hiện một khối lượng lớn hàng hóa nghi nhập lậu hoặc làm giả, hàng kém chất lượng.

Trong hơn 30 năm qua, TP Hồ Chí Minh đã nỗ lực di dời khoảng 40 nghìn căn nhà lụp xụp trên và ven nhiều tuyến kênh, rạch chính. Kết quả này đã góp phần cải thiện môi trường sống cho hàng trăm nghìn người dân sinh sống ven các tuyến kênh, rạch, góp phần chỉnh trang đô thị, tiêu thoát nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hiện tại TP Hồ Chí Minh vẫn còn gần 40 nghìn căn nhà nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ kênh, rạch cần di dời để phục vụ chỉnh trang đô thị, tiêu thoát nước, phát triển các tuyến giao thông thủy nội địa, cải thiện ô nhiễm môi trường cho hàng triệu người dân đang sinh sống dọc theo các lưu vực kênh. Do đó, ngày 28/5 vừa qua Sở Xây dựng đã trình UBND thành phố tờ trình kèm theo dự thảo Đề án chỉnh trang đô thị khu vực nhà trên và ven sông, kênh, rạch giai đoạn 2025-2030…

Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc rà soát, duy trì chính sách giảm giá vé dịch vụ sử dụng đường bộ tại các trạm thu phí, đảm bảo quyền lợi cho người dân sau khi địa phương thực hiện hợp nhất đơn vị hành chính.

Thời gian gần đây, nhiều bệnh viện (BV) tại TP Hồ Chí Minh phát đi cảnh báo về tình trạng các đối tượng mạo danh bác sĩ, nhân viên y tế, thậm chí cả Sở Y tế để lừa đảo người dân. Thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây thiệt hại về tài chính và ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin xã hội đối với ngành y tế.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.