Gian nan nghề câu cá ngừ đại dương

15:04 16/12/2004
Vụ cá ngừ năm 2004, ngư dân Phú Yên đánh bắt trên 4.000 tấn, bội thu nhất trong vòng 10 năm qua, có gia đình lãi đến 300 triệu đồng. Tuy nhiên, nghề câu cá ngừ đại dương cũng mang lại cho họ không ít hiểm nguy.

Lão ngư Đỗ Năm kể: "Đầu vụ cá ngừ đại dương năm 2004, nhiều ngư dân ra khơi những chuyến đầu tiên đều thua lỗ, nhưng khi bước vào chính vụ thì mỗi chuyến đi biển, một con tàu có thể thu được từ một đến ba tấn cá. Khấu trừ phí tổn, tiền lãi thu được từ 10 - 30 triệu đồng".

Còn ông Trần Văn Xê - người có "tên tuổi" trong giới câu cá ngừ đại dương ở Phú Yên cộng sổ hết vụ cá được hơn 8 tấn, tiền lãi trên 300 triệu đồng. Mỗi chuyến biển kéo dài từ 20 đến 30 ngày, một người làm công trên tàu ông Xê được chia từ 5 đến 10 triệu đồng.

Gặp chúng tôi, ông Xê hồ hởi nói: "Tôi theo nghề biển từ nhỏ đến giờ, cuộc sống gia đình chỉ đủ ăn, đến năm 1996 tôi quyết định khởi nghiệp câu cá ngừ đại dương và đến nay gia đình đã khá giả, con cái có đủ điều kiện ăn học".

Tương tự, hàng trăm hộ gia đình ở các làng biển Phú Câu, thị xã Tuy Hòa; Đông Tác, huyện Tuy Hòa; Tiên Châu, huyện Tuy An đã từng bước đổi đời.

Sức hấp dẫn của nghề câu cá ngừ đại dương đã tác động hiệu quả chương trình đánh bắt xa bờ ở Phú Yên. Đến nay toàn tỉnh có gần 700 con tàu với tổng công suất trên 38.000 CV, đủ năng lực vươn ra ngư trường xa đánh bắt dài ngày. Nhưng biển cả mênh mông cũng chứa chấp đầy nguy hiểm đối với những ngư phủ.

Cách đây chưa lâu, tôi về xóm Rớ nằm giữa làng biển Đông Tác, thị trấn Phú Lâm, huyện Tuy Hòa tìm hiểu vụ việc 10 ngư dân mất tích. Chủ tàu là ông Phạm Vĩnh cho biết, gia đình ông vay vốn đóng mới con tàu 90CV, sau khi hạ thủy, con trai ông là Phạm Văn Ty làm thuyền trưởng trong chuyến ra khơi đầu tiên cùng 9 ngư dân.

Rời bờ được ba ngày, con tàu mất liên lạc, hơn một tuần sau, ngư dân Nguyễn Diện, ở xã Tam Thanh, huyện Phú Quý (Bình Thuận) phát hiện xác con tàu chìm ở 14 độ vĩ Bắc, 112 độ kinh Đông.

Trong nhật ký trực ban của Trạm kiểm soát biên phòng Đà Rằng thuộc Đồn biên phòng 352, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Phú Yên, tôi đọc được nhiều vụ ngư dân mất tích ngay trong vụ cá ngừ đại dương năm nay.

Đêm 18/2/2004, anh Nguyễn Vũ, trú ở xã An Hiệp, huyện Tuy An là thuyền viên tàu PY-9023 ngồi trên thúng chai mải mê câu mực làm mồi cho cá ngừ. Do đêm tối mịt mùng, thúng câu trôi dạt theo những đợt sóng xô, nên anh Vũ mất tích!

Đêm 26/3/2004, anh Hà Công Thịnh, trú ở xã Hòa An, huyện Phú Hòa làm công trên tàu PY-2548 cũng biệt dạng giữa biển khơi mênh mông, để lại người vợ trẻ và đứa con trai mới lên ba tuổi. Đêm 18/6/2004, ngư dân Trần Văn Phương ngồi trên thúng câu mực cũng bị trôi dạt, mất tích giữa đêm khuya.

Đêm 28/5/2004, anh Nguyễn Ngọc Anh cùng cháu Nguyễn Ngọc Hoàng Nam và 7 ngư dân lên con tàu PY-9007 ra khơi, 14 ngày sau con tàu mất tích khi cơn bão số 2 hoành hành ngoài biển, mang theo số phận 9 ngư dân nghèo!

Ngoài rủi ro thiên tai, những ngư dân đi câu cá ngừ đại dương ở khơi xa còn đối mặt nạn hải tặc: ngày 16/7/2004, một số ngư dân đang hành nghề trên tàu PY-9025 của ông Phạm Dũng, thì bị nhóm người nước ngoài tấn công, đánh đập rồi cướp cá…

Theo thống kê của cơ quan chức năng, trong năm 2004 đã có 13 ngư dân ở Phú Yên mất tích ngoài biển khơi!

Để giảm thiểu những tai nạn đáng tiếc khi ngư dân ra khơi, chủ động cứu hộ, cứu nạn, Bộ đội biên phòng Phú Yên đang khảo sát lắp đặt hệ thống điện đàm nối mạng thông tin với những con tàu ở ngư trường xa

Phan Thế Hữu Toàn

Việc các cơ quan chính phủ và quân đội bị rò rỉ thông tin qua các phần mềm và ứng dụng điện thoại không phải là mới. Nhiều nước đã có quy định yêu cầu quan chức, nhân viên chính quyền và binh lính không được sử dụng một số thiết bị, ứng dụng nhất định khi đang thực hiện nhiệm vụ. Nhưng nhà chức trách sẽ đối phó như thế nào với việc thông tin mật bị lộ bởi vì hoạt động riêng tư của nhân viên.

Khi đến đoạn cầu Vực thuộc phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) thì nhóm 6 đối tượng phát hiện 4 thanh thiếu niên khác đang đi trên 2 xe máy nên sử dụng vỏ chai bia chặn đánh, ném vào nhóm này. Hậu quả, 1 trong số các bị hại bị chấn thương sọ não, tỷ lệ tổn thương là 22%.

Bước đầu xác định nguyên nhân của vụ việc xuất phát từ mâu thuẫn liên quan đến việc phân chia tài sản sau ly hôn giữa anh Mạc Văn Huy với chị Dương Thị Phượng (mẹ đẻ cháu M.A) hiện đang đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Cho rằng bố đẻ và ông nội là M.V.Đ đã chèn ép mẹ đẻ nên vào chiều 9/12, cháu M.A sử dụng tài khoản Zalo nhắn tin chửi bới, xúc phạm ông nội.

Sau khi nhận được số tiền ủng hộ 50 triệu đồng vào buổi sáng, thì đến trưa nữ sinh V thấy tài khoản Zalo (tên và ảnh đại diện của thầy giáo đứng ra kêu gọi ủng hộ giúp gia đình mình) kết bạn rồi nhắn tin với nội dung yêu cầu gửi lại số tiền lúc sáng để chiều đến trao lại bằng tiền mặt với số tiền nhiều hơn…

Ngày 17/12, Cục CSGT cho biết, tổ công tác của Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 1 (Phòng Hướng dẫn Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) vừa dùng ô tô tuần tra hỗ trợ, đưa một trẻ sơ sinh bị suy hô hấp đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.

Hầu hết khách sạn lớn, có uy tín ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đã bị kẻ xấu lập các hội, nhóm để mạo danh, lừa rao bán phòng nghỉ du lịch qua mạng xã hội để chiếm đoạt tài sản với số tiền lớn. Chủ các cơ sở lưu trú, khách sạn lớn ở TP Đà Lạt liên tục bất ngờ trước những vị khách “không hẹn mà tới”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文