Gian nan xây dựng thương hiệu nông sản Việt

Nông sản Việt: Thua đau đớn trên sân nhà

08:21 15/05/2018
Không chỉ thất thế trên thị trường xuất khẩu mà ngay cả thị trường trong nước, nông sản Việt cũng đuối sức khi cạnh tranh trực diện với hàng ngoại nhập cùng loại. 

Bài 2: Thua trên “sân nhà”

Điều đáng lo ngại nhất hiện nay, đó là Việt Nam gia nhập vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA), theo đó hàng nhập khẩu được hưởng thuế suất ưu đãi cũng sẽ tràn vào thị trường trong nước. Nếu sản phẩm nông nghiệp không chuẩn bị ngay từ bây giờ thì sẽ có nguy cơ thua ngay trên “sân nhà” bởi làn sóng hàng ngoại nhập giá rẻ.

Theo ghi nhận của PV, tại các hệ thống phân phối hiện đại như siêu thị Aone, Emart, Lotte Mart, Vinmart, Big C… đều có bán các sản phẩm nông nghiệp ngoại nhập, tỷ trọng tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi loại siêu thị.

Với các siêu thị của các doanh nghiệp (DN) nước ngoài, tỷ trọng sản phẩm hàng ngoại chiếm nhiều hơn so với siêu thị trong nước. Riêng nhóm hàng trái cây tươi, hàng nhập khẩu, phần lớn là ổi (Đài Loan); chôm chôm, xoài, măng cụt (Thái Lan), sầu riêng (Malaysia, Thái Lan), lựu (Ai Cập), lê (Hàn Quốc), chà là, cherry (Mỹ)…

Rất nhiều loại nông sản Việt Nam được người tiêu dùng ưa chuộng nhưng không có thương hiệu nên khó cạnh tranh.

Có thể thấy, tại các hệ thống phân phối, có không ít loại trái cây nhập khẩu, nhưng lại được trồng rất nhiều tại Việt Nam như ổi, lựu, lê, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, nho, xoài..., trong đó có cả trái cây xuất khẩu.

Thế nhưng, các loại trái cây ngoại mặc dù giá cao hơn nhiều so với trái cây trong nước cùng loại, nhưng người tiêu dùng (NTD) vẫn tiêu thụ mạnh do các DN nước ngoài làm thương hiệu rất tốt, từng loại trái cây được đóng từng bao gói riêng và có đầy đủ thông tin trên nhãn mác. Ngoài ra, NTD chọn nông sản ngoại một phần cũng do sản phẩm trong nước bị mất tin đối với NTD.

Một tiểu thương kinh doanh ở chợ đầu mối nông sản Thủ Đức nhìn nhận: “NTD lo ngại là đúng, bởi có nhiều loại trái cây Việt Nam trồng nhiều, giá rẻ, nhưng lại bị hàng giả, chất lượng không ổn định. Chẳng hạn như nho xanh không hạt, chính xác là hàng Trung Quốc, bán đầy chợ, xe đẩy bán rong trên đường phố, nhưng gắn mác là nho Ninh Thuận.

Trong khi đó, nho Ninh Thuận thì không có loại nào là không có hạt. Tương tự, mận Hà Nội, mận Sapa, đào Sapa, lê Lạng Sơn, Hà Giang, Thái Nguyên, xoài thanh ca An Giang... cũng bị hàng Trung Quốc mạo danh, bán tràn lan với giá rẻ hơn nhiều so với hàng thật, trong khi chất lượng, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật không được kiểm soát.

Vì vậy, NTD chấp nhận trả giá cao để mua sản phẩm ngoại nhập đã được kiểm tra kỹ trước khi nhập vào Việt Nam”. Bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc chợ đầu mối nông sản Thủ Đức cũng nhìn nhận: Hiện nay, các mặt hàng nông sản trên cả nước về chợ đầu mối Thủ Đức khoảng 3.500 – 4.500 tấn/đêm, cao điểm như Tết tăng lên 7.500 tấn/đêm.

Bên cạnh các loại nông sản trong nước thì hàng ngoại nhập về chợ chiếm khoảng 30%. Hàng ngoại chủ yếu nhập từ các nước EU, Úc, Mỹ, New Zealand, Trung Quốc. “Hiện nay cũng có một số nước đặt vấn đề, nếu họ sản xuất trực tiếp thì có ký kết hợp đồng được công ty chợ đầu mối Thủ Đức hay không.

Tôi nghĩ, việc này phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ, chất lượng sản phẩm, thủ tục quy định trong hàng nhập khẩu. Hiện nay chúng tôi đã nhập một số mặt hàng trái cây như: cherry, táo Mỹ, nho. Trái cây trong nước chúng tôi cũng xuất khẩu nhưng với điều kiện đạt chuẩn GlobalGap và tiêu chuẩn an toàn chất lượng theo đúng quy định của Nhà nước. Chúng tôi cũng hỗ trợ xúc tiến thương mại để giải quyết đưa sản phẩm trái cây ra nước ngoài”, bà Hà khẳng định.

Không chỉ nông sản Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt, tiêu thụ tràn lan trên thị trường gây tâm lý hoang mang lo ngại cho NTD, mà chính sản phẩm trong nước cũng đã “tự giết” lẫn nhau. Trước đây, các cơ quan chức năng đã liên tục phát hiện nhiều vụ tẩm nhúng hóa chất ép chín cấp tốc đối với nhiều mặt hàng như sầu riêng, mít, xoài, đu đủ...

Mới đây nhất, vụ rúng động xảy ra tại tỉnh Đắk Nông, khi cơ quan Công an phát hiện cơ sở thu mua nông sản của bà Nguyễn Thị Thanh Loan (huyện Đắk Rlấp, Đắk Nông) trộn pin với vỏ cà phê, sỏi đá, tạo thành hỗn hợp bán cho bà Phan Thị Dung (Giám đốc Công ty TNHH SX TM DV Thảo Dung, xã Lộc Thịnh, Lộc Ninh, Bình Phước) để bà Dung pha trộn vào hồ tiêu, làm tăng khối lượng hồ tiêu bán ra kiếm lời.

Khi vụ việc bị phát hiện, bà Dung đã mua 3 tấn hỗn hợp trên, trộn một phần vào hồ tiêu hạt khô (với tỷ lệ 18,34%) đóng vào 300 bao (khoảng 9 tấn) nhưng may mắn vẫn chưa tiêu thụ ra thị trường... Trong khi nông sản Việt gặp rất nhiều thị phi tại thị trường trong nước thì tại thị trường xuất khẩu vẫn có nhiều lô hàng không đạt tiêu chuẩn bị trả về.

Tuy nhiên, những thông tin này cũng không được công khai minh bạch khiến NTD càng bị mất niềm tin vào nông sản Việt. “Các loại thực phẩm xuất khẩu không đạt yêu cầu trả về thì bị tiêu hủy. Nhưng rất nhiều vụ gạo xuất khẩu trả về nhưng không nghe thông tin tiêu hủy. Vậy lượng gạo đó đi về đâu? Có phải đưa vào tiêu dùng trong nước?”, Chuyên gia nông nghiệp - TS Nguyễn Đăng Nghĩa cho biết.

Đánh giá hiện tượng sản phẩm nông nghiệp ngoại nhập ồ ạt vào thị trường Việt Nam, ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Vinamit (DN xây dựng được thương hiệu ở thị trường trong nước cũng như xuất khẩu) nhìn nhận: Đây là quy luật của thế giới phẳng, việc DN nước ngoài đưa hàng vào Việt Nam là chuyện bình thường.

Khi làm ra sản phẩm, mình phải xác định đối thủ của mình là trên đấu trường quốc tế và tìm sự khác biệt cho sản phẩm của mình để cạnh tranh. Thực tế, Thái Lan, Mexico, Indonesia…, mình có gì là họ cũng đều có đủ. Vấn đề là DN Việt Nam phải biết mình có lợi thế gì. DN Việt Nam phải có chính sách ứng phó với hàng ngoại nhập, nếu không sẽ thua ngay trên “sân nhà”.

“Như trong lĩnh vực chế biến, Vinamit tự tin khi tận dụng thế mạnh từ nguyên liệu trái cây thuần Việt Nam tự nhiên, chứ không phải sản phẩm lai tạo và tẩm phẩm màu, hương liệu như một số sản phẩm ngoại nhập đang bán trên thị trường. Bên cạnh chất lượng là cạnh tranh về giá, và đặc biệt là niềm tin của NTD đối với hàng Việt Nam. Chúng ta đừng làm ăn theo kiểu “ăn xổi ở thì” làm mất niềm tin của NTD, họ sẽ quay sang chọn hàng ngoại” - ông Viên chia sẻ.

Thúy Hà

Các nguồn thạo tin ngày 24/12 cho hay, thời gian gần đây, Nga đã tiến hành nhiều đợt phản công lớn tại Kursk. Cường độ các cuộc tấn công cho thấy quyết tâm của Tổng thống Vladimỉr Putin nhằm loại bỏ con bài mặc cả của Ukraine trong bối cảnh sức ép đàm phán gia tăng trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng 1/2025.

Những ngày này, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội nơi có Nhà thờ Lớn đón rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và đón lễ Giáng sinh. Nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón lễ Giáng sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí an ninh, an toàn, Công an phường Hàng Trống đã lập kế hoạch, tham mưu cho Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chính quyền địa phương tổ chức các phương án phân luồng giao thông và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).

Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức theo chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới ban hành năm 2018. Học sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn trong số 9 môn tính điểm còn lại của chương trình lớp 12.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 hoặc giữa năm 2026, với một kịch bản tiêu cực cho Ukraine, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ đề cập đến việc sẽ sớm trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột này.

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文