Gỗ lậu theo trâu về bản như ‘trẩy hội’

12:39 07/12/2016
Thời gian qua, trên địa bàn bản Quang Phúc, xã Tam Đình (Tương Dương, Nghệ An) có thực trạng người dân bản địa dùng dùng trâu kéo gỗ lậu từ trong rừng về bản.


Chiều ngày 5-12, PV có mặt tại đây để ghi nhận thực tế. Từ cuối bản Quang Phúc, theo con đường nhỏ dọc theo khe Cớ để tiến vào phía rừng, tại đây, một con đường huyết mạch vận chuyển gỗ chưa rõ nguồn gốc đã hé lộ.

Những thanh gỗ được người dân dùng trâu đi theo lối mòn về bản.

Theo quan sát, con đường đất hướng vào rừng khá hẹp nhưng đầy những rãnh sâu và dấu hiệu vận chuyễn gỗ còn rất mới.

Đang đi dọc đường, bỗng có tiếng người giục “Đi… hò…”. Rồi từ một tán cây che khuất tầm mắt, 1 con trâu đen bóng từ từ tiến ra. Thì ra, con trâu này được dùng để kéo 1 khúc gỗ dài đã cưa xẻ khá vuông vức. Theo sau đó, 1 người đàn ông nhỏ thó vừa đi vừa dùng thanh gỗ nhỏ để chỉnh cho khúc gỗ đi đúng vào rãnh mòn.

Cả đàn trâu kéo gỗ không rõ nguồn gốc đi như “trẩy hội” giữa ban ngày. 

Khi con trâu chở gỗ và người đàn ông này chưa khuất, từ phía sau cảnh tượng  1 đàn trâu và người chở gỗ nượp nượp nối tiếp nhau theo đường mòn dọc khe Cớ từ phía trong rừng tiến ra. Ở đây, cả trâu và người phải vượt qua 1 khe nước rộng, chảy khá xiết. 

Cả phụ nữ cũng tham gia vận chuyển gỗ. 

Tuy nhiên, nhờ những con trâu to khỏe, việc vận chuyển gỗ tương đối dễ dàng. Chỉ chưa đầy 30 phút, có gần chục con trâu to khỏe kéo chở tổng cộng 14 khúc gỗ vuông thành sắc cạnh với chiều dài từ 3-4m, rộng 0,4-0,6m được đưa ra khỏi bìa rừng và đưa về bản.

Sau mỗi con trâu kéo gỗ là có 1 người dân điều khiển.

Ông Vi Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Tam Đình xác nhận việc khai thác gỗ trên địa bàn là không được phép. Khi hỏi về thực trạng người dân dùng trâu vận chuyển gỗ không rõ nguồn gốc về, ông Thắng phân trần: Về công tác quản lý, bảo vệ rừng phía chính quyền địa phương làm rất là nghiêm. Nhưng trong thời gian này, chủ yếu xã tập trung rà soát hộ nghèo, thêm nữa một số người dân gặt mùa xong đã lén lút vào rừng lấy gỗ.

Cả đàn trâu kéo gỗ băng qua khe để đưa gỗ về bản.

Ông Võ Sỹ Lâm, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Tương Dương cho biết: Sau khi có thông tin, chúng tôi đã cử người phối hợp với cán bộ lâm nghiệp xã Tam Đình xuống bản Quang Phúc kiểm tra, nắm tình hình. Khi anh em đi vào, trâu của bà con đã được đưa về chuồng nhưng trên vào bản vẫn còn rất rõ dấu kéo gỗ. Qua tìm hiểu thông tin, anh em xác định có 4 nhà kéo gỗ về làm nhà với tổng số 9 tấm gỗ.

Con đường mòn dọc khe Cớ xuất hiện những rãnh sâu do kéo gỗ.

Đồng thời, ông Lâm cho biết thêm: Sáng nay (6/12) chúng tôi đã cử anh em tiến hành kiểm tra sâu ở trong rừng để xác định rõ vị trí gỗ bị chặt thuộc vùng rừng nào. Sau khi xác định được, chúng tôi sẽ làm việc với chủ rừng và để tăng cường công tác  bảo vệ số rừng trước, trong và sau Tết.

Gỗ kéo về được đưa vào 1 xưởng cưa xẻ gỗ ngay trong bản Quang Phúc. 

Được biết, Được biết, khu vực rừng thuộc địa phận xã Tam Đình có 3 loại rừng bao gồm: Rừng thuộc Khu Bảo tồn vườn quốc gia Pu Mát, rừng phòng hộ và rừng giao khoán cho người dân bảo vệ theo Nghị định 163/1999 của Chính phủ. 

Bản Quang Phúc, xã Tam Đình nơi phát hiện người dân dùng trâu chở gỗ không rõ nguồn gốc. 


Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.


Thạch Văn

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文