Hà Nội: Tái diễn trò lừa đảo tuyển dụng việc làm

09:18 12/05/2010
Đến nhận việc gấp phong bì, Hà Anh lại bị yêu cầu nộp 150 ngàn đồng phí đào tạo. Nếu không làm nữa thì tức là tự ý huỷ hợp đồng và mất 300 ngàn đồng đã đóng cho Trung tâm giới thiệu việc làm. Khi đem chuyện này kể lại với bạn học thì Hà Anh mới biết có rất nhiều người bị mất tiền oan bởi kiểu "tuyển nhân viên gấp dán phong bì" này.

Phản ánh đến Toà soạn Báo CAND, Hà Anh - một sinh viên nữ tạm trú tại quận Cầu Giấy - Hà Nội cho biết: Do học kỳ này học khá nhàn nên em đã lên mạng để tìm việc làm thêm. Tham khảo qua các thông tin tuyển dụng đăng tải trên mạng, cuối cùng em quyết định chọn dịch vụ làm "nhân viên gấp dán phong bì". Công việc này phù hợp với sinh viên ở chỗ là có thể nhận về chỗ trọ để làm thêm vào các thời gian rảnh rỗi, đặc biệt là vào buổi tối. Đặc biệt là lương trả ngay sau khi có sản phẩm. Sau khi đọc được thông tin, liên hệ đến số điện thoại 04222453.... thì có một phụ nữ giọng nhỏ nhẹ tư vấn hồi lâu và không quên nhắc là qua văn phòng của công ty ở phường Mai Dịch - Cầu Giấy để tìm hiểu rõ hơn và ký hợp đồng.

Hôm sau, khi Hà Anh mang CMND đến và được giới thiệu công việc là gấp phong bì giá 500 đồng/cái. Sau một thời gian làm việc sẽ được gấp loại phong bì chất lượng tốt hơn với giá tiền công là 1.000 đồng/cái rồi kế đó là 1.500 đồng/cái. Người nhận việc có thể chọn 2 hình thức là khoán 150 cái/ngày với mức lương 2 triệu đồng/tháng hoặc làm theo sản phẩm có thể đăng ký bao nhiêu tuỳ ý với giá 500 đồng/cái.

Để được nhận vào làm, người tìm việc được yêu cầu phải đặt cọc 300 ngàn đồng, sau 3 tháng sẽ được trả lại tiền đặt cọc. Nghe khá bùi tai, em quyết định ký hợp đồng và nộp 300 ngàn đồng. Trong hợp đồng ghi rõ khoản phí đặt cọc sẽ được hoàn trả cho mình sau 3 tháng làm việc, nếu vì lý do gì đó không làm nữa thì sẽ mất 50% đặt cọc.

Sau khi xong xuôi, nhân viên quản lý dặn chiều quay lại ký hợp đồng. Đúng hẹn 14h30 em quay lại thì được nhân viên ở đây giới thiệu đến số nhà 90 phố Hoàng Sâm (Cầu Giấy) để nhận phong bì và dụng cụ. Tại địa chỉ trên, em tiếp tục được một nhân viên cho biết: Yêu cầu là mỗi ngày phải làm được ít nhất 100 chiếc phong bì đồng thời nộp 150 ngàn đồng phí đào tạo, thử việc 3 ngày.

Khi thắc mắc vì sao đã nộp 300 ngàn đồng rồi mà vẫn phải nộp thêm 150 ngàn đồng nữa thì được trả lời: "Do em chưa có kinh nghiệm nên chị hướng dẫn lại. Đây là phí đào tạo". Đặc biệt, nhân viên này còn cho biết nếu bây giờ không làm nữa thì tức là tự ý huỷ hợp đồng và mất 300 ngàn đồng. Khi đem chuyện này kể lại với nhiều bạn học thì Hà Anh mới biết: Có rất nhiều trường hợp đã bị mất tiền oan bởi kiểu lừa "tuyển nhân viên gấp dán phong bì" như trên.

Nhan nhản thông tin lừa... coi chừng sập bẫy

Cách đây ít lâu anh Vũ Văn Minh- làm nghề lái xe tự do tại quận Cầu Giấy cũng đã tìm đến Báo CAND tố cáo thủ đoạn lừa tương tự. Sau khi đọc được lời quảng cáo "Tổng Công ty CP và sản xuất An Phước cần tuyển gấp 2 nhân viên lái xe ôtô 4 - 7 chỗ đưa đón cán bộ, lương 3,2 triệu đồng/tháng", anh Minh cũng đã tìm đến 62 Mai Dịch để nộp hồ sơ.

Sau khi yêu cầu nạn nhân đóng 100 ngàn đồng phí đào tạo, trung tâm lừa này đã giới thiệu anh Minh đến số nhà 379, đường K3, thị trấn Cầu Diễn (Từ Liêm) để nhận việc. Tại đây nhân viên "công ty" này yêu cầu anh phải đóng 4 triệu đồng tiền thế chấp và phát tờ giấy hẹn… ngày nhận việc. Tuy nhiên đúng hẹn, khi tìm đến địa chỉ trên thì hỡi ôi, công ty này đã… đóng cửa cao chạy xa bay. Không chỉ riêng anh Minh mà cả chục lái xe khác cũng có chung hoàn cảnh tương tự…

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin của Báo CAND về những thông tin phản ánh tình trạng lừa đảo tuyển dụng trên địa bàn, Trung tá Nguyễn Đức Minh - Trưởng Công an phường Mai Dịch - Cầu Giấy cho biết: Công an phường sẽ tiến hành kiểm tra hoạt động của chủ cơ sở tại địa chỉ 62 Mai Dịch - Cầu Giấy và sẽ kiên quyết xử lý nghiêm những vi phạm nếu có. Sau một thời gian tạm lắng xuống, thời gian gần đây, nạn lừa đảo tuyển dụng xin việc làm lại tiếp tục diễn ra khá rầm rộ.

Chỉ cần lướt qua các trang thông tin tuyển dụng có thể dễ dàng bắt gặp nhan nhản các thông tin tuyển việc làm. Để làm cho người xin việc dễ sập bẫy, các đối tượng lừa đảo thường đưa lên các thông tin rất hấp dẫn như: Công việc cực kỳ nhẹ nhàng, có thể làm theo ca, mức lương thường cao ngất ngưởng từ 3,5 - 4,5 triệu đồng/tháng.

Thậm chí có những cơ sở còn tăng thêm mức hấp dẫn như: "Ngoài mức lương sẽ còn phụ cấp tiền ăn, tiền điện thoại, bảo hiểm và… hỗ trợ chỗ ở cho người ngoại tỉnh". Quả là một công việc với thu nhập trong mơ. Làm việc với Công an một số phường tại Hà Nội chúng tôi được biết: Thường những đối tượng lừa đảo tuyển dụng này sử dụng hình thức khá tinh vi dưới dạng các hợp đồng để lừa đảo người xin việc.

Số tiền mỗi trường hợp bị lừa đảo thường là vài trăm ngàn đồng hoặc ít hơn nên rất nhiều nạn nhân sau khi bị lừa đã không đến trình báo cơ quan Công an. Bên cạnh đó thì thường những trung tâm này hoạt động theo kiểu "đánh du kích". Mỗi cơ sở chỉ cần một vài nhân viên, thuê một căn phòng với một hai bộ bàn ghế và… mở trung tâm để lừa đảo

Nhóm PV pháp luật

Ngày 8/4, phiên tòa phúc thẩm xét kháng cáo của bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Vạn Thịnh Phát), cùng đồng phạm tiếp tục phần tranh luận. Đại diện Viện KSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh lần nữa khẳng định hành vi phạm tội của bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm đúng người, đúng tội, không oan sai.

Chiều 8/4, tại sân bay quốc tế Yangon, đại diện Bộ Công an Việt Nam, Bộ Quốc phòng đã tiến hành trao gần 30 tấn hàng cứu trợ cho Myanmar nhằm giúp đỡ nước bạn vượt qua hậu quả thảm họa động đất nghiêm trọng vừa qua.

Chiều 8/4, chuyến bay mang số hiệu VN9711 của Vietnam Airlines đã cất cánh tại sân bay Nội Bài, vận chuyển gần 30 tấn hàng hóa cứu trợ đến Myanmar. Đây là lô hàng do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gửi sang Myanmar nhằm giúp đỡ nước bạn vượt qua hậu quả thảm họa động đất nghiêm trọng vừa xảy ra.

Hiện nay, trên mạng xã hội (Tiktok, Facebook, Zalo, Livestream) xuất hiện tình trạng một số đối tượng đăng công khai số điện thoại mua sổ BHXH của người lao động (NLĐ) hoặc nhận làm các thủ tục liên quan đến cơ quan BHXH có thu phí cao, một số thủ tục thu phí rất cao.

Ngày 8/4, nguồn tin của phóng viên cho hay, bị can Phạm Thị Lượng, nguyên Phó Chủ tịch huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa bị khởi tố tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại Khoản 3, điều 356, Bộ Luật hình sự.

Ngày 8/4, ông Bùi Ngọc Lâm, Chủ tịch UBND phường Mũi Né, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trần Ngọc Minh (SN 1989, ngụ phường Mũi Né) về hành vi chôn, lấp chất thải rắn thông thường trái quy định về bảo vệ môi trường tại khu phố Suối Nước, phường Mũi Né, TP Phan Thiết.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文