Hà Nội xây dựng kịch bản '3 thời điểm' phát triển sản xuất kinh doanh

16:14 22/04/2020
Nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh sau khi dịch bệnh COVID-19 được khống chế, Hà Nội đã xây dựng 3 kịch bản điều hành phát triển kinh tế, xã hội.

Theo ông Nguyễn Mạnh Quyền, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh sau khi dịch bệnh COVID-19 được khống chế, Hà Nội đã xây dựng 3 kịch bản điều hành phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng ứng phó với dịch bệnh.

Cụ thể, kịch bản 1 khi dịch bệnh sớm được kiểm soát, quý 2 lấy lại đà tăng trưởng và quý 3-4 có sự bứt tốc, tăng trưởng cả năm đạt 7,5%, hoàn thành kế hoạch đề ra.

Kịch bản 2 dịch bệnh được kiểm soát vào quý 3 nhưng tăng trưởng tiếp tục bị ảnh hưởng, không thể bứt tốc, cả năm đạt 6,42%, không đạt kế hoạch đề ra.

Kịch bản 3 dịch bệnh kéo dài đến hết năm, tăng trưởng cả năm 2020 đạt 5,34%, không đạt kế hoạch đề ra (cả nước dự báo tăng trưởng khoảng 5%).

Được biết, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của thành phố đang được triển khai quyết liệt, đồng bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô, ứng phó với dịch bệnh COVID-19.

Hiện nay, Hà Nội đang triển khai các giải pháp duy trì, phục hồi sản xuất, kinh doanh tập trung vào các ngành có ưu thế, có cơ hội phát triển như sản xuất nông nghiệp; sản xuất các sản phẩm phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 như thiết bị bảo vệ sức khỏe, khẩu trang; hóa chất vệ sinh, khử trùng; thiết bị y tế: máy thở, dụng cụ xét nghiệm; dược phẩm; đồng thời thúc đẩy phát triển mạnh các lĩnh vực dịch vụ về thông tin, truyền thông; thương mại điện tử; thanh toán online; giáo dục trực tuyến... theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Nghị quyết.

Vì vậy, Hà Nội đã triển khai nghiêm túc 7 nhóm nhiệm vụ của Thủ tướng tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4/3/2020 bằng 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19.

Cụ thể, thành phố đã phê duyệt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp; trong đó, tổng số cụm công nghiệp quy hoạch đến năm 2020, có xét đến năm 2030 là 159 cụm với hơn 3.204ha.

Hiện tại đã có 70 cụm công nghiệp đang hoạt động với diện tích gần 1.330ha, đang hỗ trợ khoảng 3.600 doanh nghiệp về mặt bằng sản xuất để tiến hành hoạt động sản xuất tại các cụm công nghiệp; tổ chức kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư xây dựng 68 cụm công nghiệp với tổng diện tích gần1.017ha, tổng vốn đầu tư khoảng 19.600 tỷ đồng để hỗ trợ về mặt bằng sản xuất tập trung cho các doanh nghiệp trong thời gian tới.

Hà Nội xây dựng kịch bản '3 thời điểm' phát triển sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, thành phố cũng triển khai các cơ chế, chính sách ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và đổi mới công nghệ; kinh phí thực hiện hợp đồng tư vấn về sở hữu trí tuệ; khai thác và phát triển sản phẩm trí tuệ; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng (kinh phí hỗ trợ từ 50-100 triệu đồng/doanh nghiệp/hợp đồng/năm); hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao và đổi mới công nghệ cho các đề tài nghiên cứu của doanh nghiệp với mức khoảng 1 tỷ đồng/dự án...

Đặc biệt, thành phố đã ban hành và triển khai Đề án hỗ trợ khởi nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2020 và Đề án hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2025; trong đó triển khai nhiều chính sách mạnh mẽ để thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo.

Theo đó, thành phố hỗ trợ kinh phí thành lập mới cho doanh nghiệp thành lập mới phí công bố thông tin lần đầu, kinh phí làm dấu và chuyển trả kết quả cho doanh nghiệp, kinh phí hỗ trợ 420.000 đồng/doanh nghiệp; hỗ trợ kinh phí thực hiện các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên 20 tỷ đồng/năm.

Ngoài ra, thành phố còn hỗ trợ kinh phí đào tạo kiến thức khởi nghiệp sáng tạo 20 triệu đồng/doanh nghiệp/năm; xây mới, cải tạo, sửa chữa cơ sở ươm tạo, không gian khởi nghiệp không quá 200 triệu đồng/cơ sở; hỗ trợ 50% nhưng không vượt quá 5 triệu đồng/tháng/doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phí tham gia các cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

Hải Châu

Ngày 21/11, phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil - Xuyên Việt Oil), cùng 14 đồng phạm về những sai phạm nghiêm trọng liên quan đến lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi của đại diện VKS và các luật sư. 

Liên quan đến vụ việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi được Báo CAND đăng tải, chiều 21/11, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phối hợp với Đội CSGT-TT Công an quận Thanh Xuân đã có buổi làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, vào chiều 21/11, ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến hiện trường chia sẻ, động viên gia đình 2 nạn nhân và chỉ đạo công tác cứu nạn, cứu hộ (CNCH).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文