Hai kịch bản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam

08:15 09/02/2020
Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm kiểm soát dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona. Tuy nhiên, trước những diễn biến khó lường của dịch bệnh, dự báo mục tiêu tăng trưởng GDP 6,8% trong năm 2020 là thách thức rất lớn, khả năng khó đạt được.


Trước tình hình này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ( KH&ĐT) đã có báo cáo đưa ra hai kịch bản dự kiến cho tăng trưởng kinh tế. Theo đó, kịch bản 1: Nếu dịch virus Corona được khống chế kịp thời trong quý I/2020, ước tính GDP năm 2020 tăng 6,27% so với năm trước (thấp hơn 0,53 điểm phần trăm so với Nghị quyết 01). Kịch bản 2: Nếu dịch virus Corona được khống chế trong quý II/2020, ước tính GDP năm 2020 tăng 6,09% so với năm trước (thấp hơn 0,71 điểm phần trăm so với Nghị quyết 01).

Đánh giá về tác động đến giá cả, lạm phát, Bộ KH&ĐT cho rằng, trường hợp dịch virus Corona kết thúc ở quý I/2020, giá các mặt hàng thực phẩm có nguy cơ tăng cao hơn ở quý II/2020 (so với kịch bản ngày 31-1). Nếu dịch virus Corona tiếp tục diễn biến sang quý II/2020, giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống sẽ tăng cao hơn do hoạt động sản xuất giảm sút và tăng vào các tháng cuối năm.

Nếu dịch Corona tiếp tục diễn biến sang quý II/2020, giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống có thể tăng cao hơn.

Về xuất nhập khẩu, Bộ KH&ĐT cũng đưa ra 2 kịch bản, trong đó đều dự báo kim ngạch sẽ giảm mạnh. Cụ thể, kịch bản 1, nếu dịch kết thúc cuối quý I/2020 thì xuất khẩu ước tính quý I đạt kim ngạch 46,5 tỷ USD, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu các mặt hàng nông sản và nông sản chế biến, hàng lâm sản, thủy sản giảm mạnh. Hàng điện thoại các loại và linh kiện cũng giảm tới 27%. Riêng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc quý I đạt 5,6 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các mặt hàng nông sản và nông sản chế biến, hàng lâm sản giảm khoảng 30%, hàng thủy sản giảm 33%.

Còn ở chiều nhập khẩu, ước tính quý I kim ngạch nhập khẩu đạt 50 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước.

Với kịch bản 2, nếu dịch kết thúc cuối quý II/2020 thì xuất khẩu ước tính quý II đạt kim ngạch 51 tỷ USD, giảm tới 20% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm, các ngành cần tái cơ cấu sản xuất để giảm thiểu tối đa tác động của dịch bệnh. Đối với sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành nông nghiệp cần tập trung vào tiêu thụ các sản phẩm rau quả đến mùa thu hoạch thông qua nhu cầu nội tại trong nước. Các ngành chức năng tăng cường mở cửa thị trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam tại các thị trường tiềm năng khác như: Trung Đông, EU, châu Phi và ASEAN. Đặc biệt, chú trọng xây dựng kế hoạch gia nhập vào những thị trường mà Việt Nam đã tham gia ký kết, thực thi các Hiệp định thương mại tự do như CPTPP và EVFTA.

Ngành nông nghiệp cũng cần tổ chức lại sản xuất trong nước, đặc biệt đối với ngành hàng rau quả, mặt hàng đang xuất khẩu chủ lực sang Trung Quốc bằng cách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến, bảo quản đối với mặt hàng này…

Đối với sản xuất công nghiệp, cần hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành sản xuất, xuất, nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh như: Dệt may, da giày, điện tử, ô tô, thép, chế biến lương thực, thực phẩm...

Giải pháp về xuất nhập khẩu, cần kiểm soát cung cầu, giá cả và tình trạng hàng giả, hàng nhái trên thị trường; nâng cao chất lượng, đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn về kỹ thuật, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm; đồng thời, nghiên cứu xây dựng các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, giá thành xuất khẩu qua các thị trường trung gian thứ ba… 

Bên cạnh đó, Chính phủ cần theo dõi sát diễn biến giá cả và có các giải pháp về kiểm soát các dịch bệnh để ổn định nguồn cung thực phẩm, hạn chế tăng giá các mặt hàng này. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành giữ ổn định lãi suất và tỷ giá, giữ mức lạm phát cơ bản trong khoảng từ 2 - 2,5%; đồng thời tăng cường tuyên truyền và kiểm soát thông tin mạng để hạn chế thông tin không đúng gây tâm lý cho người tiêu dùng và gây nên lạm phát kỳ vọng.

Lưu Hiệp

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文