Có phải hàng Việt không?

09:02 25/07/2015
Khách hàng khi mua đặt câu hỏi “có phải hàng Việt không?” – đã chứng tỏ được chỗ đứng của hàng Việt trong lòng người tiêu dùng bởi trên thị trường đang nhiều hàng không nguồn gốc gắn mác hàng Việt.

Sáng 24/7, tại hội nghị sơ kết triển khai cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” 6 tháng đầu năm 2015, đại diện Bộ Công Thương cho biết, nhận thức của người tiêu dùng về hàng Việt ngày càng nâng cao, thay vì vận động “dùng hàng Việt Nam”, cuộc vận động đã tiến lên một bước cao hơn là “tự hào hàng Việt”.

Bên cạnh đó, hàng hoá Việt còn đang chuẩn bị cho những “trận đánh” lớn hơn, đưa hàng ra nước ngoài qua kênh phân phối của các doanh nghiệp (DN) FDI đang đầu tư tại Việt Nam như Big C, Lotte, Metro, AEON...

Tại hội nghị, bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, lòng tin và tự hào của người dân về hàng Việt đã được nâng lên một bước. Nhiều DN cũng chia sẻ: khách hàng của họ khi mua đều đặt câu hỏi “có phải hàng Việt không?” – đã chứng tỏ được chỗ đứng của hàng Việt trong lòng người tiêu dùng. Đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn hàng hoá giả các nhãn hiệu uy tín của Việt Nam, hàng sản xuất ở nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc) gắn nhãn hàng Việt.

Hàng Việt đã chiếm lĩnh được 90% các siêu thị.

Theo bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, trong nỗ lực đóng góp vào việc định danh hàng Việt trong chính người tiêu dùng trong nước, Bộ Công Thương đã tiến hành nhiều biện pháp. Chương trình xúc tiến thương mại  quốc gia gồm 223 đề án với tổng kinh phí 100 tỷ đồng, trong đó có 157 đề án xúc tiến thương mại nội địa với tổng kinh phí là 34,35 tỷ đồng đã được phê duyệt, để hỗ trợ DN phát triển thị trường nội địa, đặc biệt tạo lập kênh phân phối ở nông thôn, miền núi, biên giới, các địa phương còn khó khăn.

Trong 6 tháng đầu năm đã tổ chức thực hiện được 50 đề án, trong đó phần lớn là các đề án phiên chợ hàng Việt… Nhiều hoạt động kết nối cung cầu, hỗ trợ tiêu thụ, chú trọng tập trung vào công tác thúc đẩy tiêu thụ một số nông sản có sản lượng lớn, mang tính thời vụ như dưa hấu, hành tím, quả vải… tại thị trường trong nước cũng đã được triển khai...

Theo báo cáo của Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, trong 6 tháng đầu năm, các địa phương đã tổ chức được 101 đợt bán hàng về nông thôn, thu hút hơn 600 nghìn lượt người tới tham quan mua sắm, doanh thu hơn 8 nghìn tỷ đồng. Đến thời điểm hiện tại, sau 6 năm triển khai, cuộc vận động đã chứng minh nhiều kết quả tích cực. Hàng Việt đã có chỗ đứng nhất định trong các cơ sở phân phối không chỉ của DN trong nước mà còn của DN có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Hiện nay, tỷ trọng hàng sản xuất tại Việt Nam bán ra tại các cơ sở này đang chiếm khoảng 90%.

Đáng chú ý, Bộ Công Thương cho biết đã có kế hoạch thông qua các DN FDI đang có mặt tại Việt Nam để xuất khẩu và phân phối hàng Việt Nam trong toàn hệ thống phân phối của họ, cũng như các DN phân phối lớn của nước ngoài. Bộ đã làm việc với các DN nước ngoài đã có đầu tư trong lĩnh vực phân phối như Metro, Big C, AEON, Lotte... đề nghị có kế hoạch phân phối hàng Việt Nam ra nước ngoài, triển khai hoạt động xúc tiến việc hợp tác với một số DNphân phối lớn của nước ngoài đang quan tâm tham gia thu mua hàng Việt Nam để phân phối trong toàn hệ thống (Wall Mart- Mỹ, Auchan- Pháp, Woolworths).

Bộ cũng đã chỉ đạo Thương vụ Việt Nam kết nối với các công ty mẹ của các DN FDI tại Việt Nam tổ chức các hội nghị xúc tiến hàng hóa Việt Nam ra nước ngoài, đồng thời Bộ Công Thương đã tổ chức tuần hàng Việt Nam tại Pháp, Đức, Nhật…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, bà Lê Việt Nga cũng thẳng thắn thừa nhận, khi các hàng rào thuế quan đang dần dần hạ xuống, “cơn lũ” hàng ngoại sẽ sớm tràn về. Trong khi đó, hàng hóa sản xuất trong nước còn hạn chế về chủng loại, chất lượng, chưa đủ sức cạnh tranh...

“Để hỗ trợ DN bán được nhiều hàng, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh chương trình đào tạo để nâng cao năng lực cho đội ngũ làm quản lý thương mại và bán hàng. Đặc biệt, công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống hàng gian, hàng nhái, hàng giả sẽ được đẩy mạnh triển khai để tạo sự cạnh tranh minh bạch và hiệu quả hơn cho DN…” – Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa khẳng định.

“Khi làm kết nối tiêu thụ một số sản phẩm nông sản, chúng tôi đã phát hiện sản phẩm của chúng ta hết sức đa dạng và ngon. Từ giờ đến cuối năm, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai đồng loạt với các địa phương chương trình nhận diện thương hiệu Việt, với mong muốn mang những sản phẩm có chất lượng, nhưng chưa được tuyên truyền rộng rãi, đến gần hơn với người tiêu dùng. Việt Nam sẽ tiếp tục mời gọi để các DN FDI tham gia tích cực vào chương trình này, sử dụng nhiều hơn nữa sản phẩm sản xuất tại Việt Nam để tăng tỷ lệ nội địa hoá. Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, các DN cũng cần nâng cao năng lực để sẵn sàng cạnh tranh bình đẳng với các sản phẩm nước ngoài”.

V. Hân

Ngay sau khi nhận được tin báo, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an TP Huế đã huy động lực lượng, phương tiện đến cầu Dã Viên để tìm kiếm tung tích người nhảy cầu. Đến khoảng hơn 17h chiều cùng ngày, lực lượng CNCH đã vớt được thi thể người đàn ông nhảy cầu.

Chiều 12/7, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh cho biết vừa triệt phá băng nhóm mua bán hàng cấm là khí N2O (bóng cười) do đối tượng Trần Tuấn Kiệt cầm đầu. Chỉ từ đầu năm 2025 đến nay, các đối tượng đã cung cấp cho khách sử dụng hàng ngàn bình bóng cười, với tổng số tiền lên đến 253 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 105 tỷ đồng…

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên toàn quốc đối với lô sản phẩm sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil. Đây là lần thu hồi sản phẩm thứ 4 kể từ tháng 5 năm ngoái khi sản phẩm chứa chất bảo quản nhưng không công bố.

Ngày 12/7, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra đề nghị truy tố đối với các bị can: Huỳnh Thế Năng (SN 1959, cựu Tổng giám đốc Vinafood II), Đinh Trường Chinh (SN 1974, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phát triển và kinh doanh nhà) và Nguyễn Thọ Trí (SN 1961, cựu Phó Tổng giám đốc Vinafood II) về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Ngày 10/7, trên trang Facebook "Tin Nóng Việt Nam" đăng tải 1 video clip có lời bình tiêu đề "Chấn động: CSGT dừng xe tang giữa đường, bé gái bất ngờ chui ra từ quan tài" xảy ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Ngay sau khi xuất hiện, video clip này đã lan truyền trên mạng xã hội với nhiều lượt chia sẻ, bình luận, gây tâm lý hoang mang trong quần chúng nhân dân...

Ngày 12/7, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, tình hình dịch sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn đang ở mức báo động. Tính tích lũy trong 27 tuần đầu năm 2025, thành phố ghi nhận 14.370 ca bệnh, tăng đột biến 153,3% so với cùng kỳ năm 2024 (8,696 ca).  

Theo các quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mạng lưới đường sắt đô thị (ĐSĐT) của TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập sẽ có chiều dài lên đến 1.012 km. Trong đó, địa bàn thành phố trước khi sáp nhập có 12 tuyến, tổng chiều dài khoảng 582km; tỉnh Bình Dương trước sáp nhập có 12 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 305km và trong số này có 6 tuyến kết nối với TP Hồ Chí Minh. Riêng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập có 3 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 125km.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.