Gần 140 nghìn tỷ đồng nợ xấu được xử lý theo Nghị quyết 42:

Hỗ trợ ổn định lãi suất, đảm bảo lợi nhuận ngân hàng

20:54 28/08/2018
Sáng ngày 28-8, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) và Đề án cơ cấu lại ban hành theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Báo cáo của NHNN cho biết tính đến 30-6-2018, toàn hệ thống đã xử lý được 138,29 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 (không bao gồm 61,04 nghìn tỷ đồng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu nội bảng). 

Trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng là 70,23 nghìn tỷ đồng (chiếm 50,78%), xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết 42 là 21,59 nghìn tỷ đồng (chiếm 15,61%) và xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 46,46 nghìn tỷ đồng (chiếm 33,59%). 

Như vậy, bình quân mỗi tháng các TCTD xử lý được hơn 10 nghìn tỷ đồng nợ xấu trong 12 tháng, kể từ khi Nghị quyết 42 ra đời. Có thể thấy với những giải pháp đột phá từ Nghị quyết 42, với sự hỗ trợ tích cực từ các bộ máy công quyền và cho phép TCTD được quyền thu giữ tài sản để xử lý, tiến độ xử lý nợ xấu đã phần nào đẩy nhanh hơn rất nhiều so với giai đoạn trước đây. 

Bên cạnh đó, Nghị quyết 42 bước đầu đã tạo điều kiện quan trọng góp phần xử lý nợ xấu tại các TCTD, đến cuối tháng 6-2018 tỷ lệ nợ xấu so với so với tổng nợ là 2,09%, giảm so với 2,46% tại thời điểm 31-12-2016.

Nợ xấu đến cuối tháng 6-2018 là 2,09%.

Cũng theo báo cáo, qua một năm triển khai áp dụng vào thực tiễn, Nghị quyết 42 và Quyết định 1058 đã thể hiện được tính đúng đắn trong định hướng chính sách của Quốc hội và Chính phủ, những giải pháp tháo gỡ đã tạo ra triển vọng và niềm tin đối với hệ thống các TCTD và nhân dân trong việc xử lý một cách có hiệu quả nợ xấu trong nền kinh tế. Cụ thể, năng lực tài chính của các TCTD được củng cố, vốn điều lệ tăng nhanh dần qua các năm. 

Tính đến 30-6-2018, vốn điều lệ của toàn hệ thống ước đạt 519,01 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3% so với cuối năm 2017, tăng 6,3% so với cuối năm 2016. Vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống ước đạt 720,43 nghìn tỷ đồng, tăng 9,1% so với cuối năm 2017, tăng 21,1% so với cuối năm 2016. 

Việc xử lý nợ xấu đạt tốc độ nhanh hơn là rất quan trọng, vì không chỉ giúp tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống nói chung và mỗi ngân hàng nói riêng giảm về mức an toàn theo quy định, mà có thể còn góp phần giúp ổn định được mặt bằng lãi suất đang chịu nhiều áp lực dâng lên trở lại.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá sau 1 năm triển khai, thực hiện, công tác cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu của ngành Ngân hàng đã đạt được những kết quả bước đầu có tính nền tảng quan trọng, nhiều tổ chức quốc tế có uy tín đã có những đánh giá rất tích cực đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, góp phần quan trọng củng cố và nâng cao niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam. 

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, Phó Thủ tướng cũng thẳng thắn nhìn nhận ngành Ngân hàng vẫn còn những tồn tại, yếu kém cần tập trung khắc phục trong thời gian tới và đề nghị NHNN, các Bộ, ngành, địa phương và hệ thống các TCTD tập trung triển khai 8 nhiệm vụ trọng tâm, yêu cầu ngành ngân hàng không được để chậm quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, phải đẩy nhanh xử lý các TCTD yếu kém, gia tăng tỷ trọng thu từ dịch vụ… 

Phó Thủ tướng yêu cầu tập trung nguồn lực thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 42 và Quyết định 1058, trong đó xác định những giải pháp then chốt, hiệu quả, đúng pháp luật để xử lý dứt điểm các TCTD yếu kém trong thời gian ngắn nhất, không để xảy ra những rủi ro phát sinh trong quá trình cơ cấu lại, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của cả ngân hàng, người đi vay và người gửi tiền… NHNN tiếp tục phát huy vai trò đầu mối, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương kịp thời phát hiện các vướng mắc, không được để ‘mất đà’ cơ cấu lại các TCTD, xử lý nợ xấu, phấn đấu từ nay đến năm 2020, hoàn thành và hoàn thành vượt các chỉ tiêu đã đề ra tại Nghị quyết 42 và Quyết định 1058. 

Riêng năm 2018, phấn đấu hoàn thành 30% mục tiêu đặt ra cho cả giai đoạn 2016-2020. Cụ thể, có ít nhất 70% ngân hàng thương mại áp dụng thành công Basel II và có ít nhất từ 1-2 ngân hàng nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất trong khu vực châu Á. 

Đến năm 2020 tăng gấp 2 lần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại, đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ đã được phân loại xuống dưới 3%, tăng cường chất lượng cơ cấu tín dụng cho vay… 

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành liên quan, các địa phương chủ động phối hợp với ngành ngân hàng xử lý các vướng mắc trong xử lý nợ xấu vì sự phát triển bền vững và nhanh của đất nước…

Đại diện cao nhất của ngành ngân hàng, Thống đốc Lê Minh Hưng cho rằng tỷ lệ tổng nợ xấu cả nội bảng và ngoại bảng hiện còn cao; mặc dù đã giảm mạnh từ mức 10,6%/tổng dư nợ xuống còn 6,6%/tổng dư nợ nhưng cần phải sớm đưa về mục tiêu dưới 3% vào 2020. Do đó, các TCTD phải tăng cường xử lý và giảm thiểu nợ xấu phát sinh. 

Thống đốc cho biết trong thời gian tới, NHNN kiên định, nhất quán với các mục tiêu điều hành về lãi suất, tỷ giá; sẽ sớm có lộ trình giảm dần để tiến tới chấm dứt cho vay ngoại tệ. Đối với room tín dụng, NHNN sẽ không cứng nhắc nhưng ưu tiên hàng đầu vẫn là lạm phát. Ngoài ra, NHNN đã có phương án xử lý tổng thể đối với các ngân hàng trong diện kiểm soát đặc biệt và tới đây, sẽ báo cáo Chính phủ các phương án xử lý cụ thể đối với từng trường hợp.

Lệ Thúy

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文