Hoá đơn điện tử - giải pháp bắt buộc cho doanh nghiệp

17:15 27/11/2020
Theo nghị định 119/2018/NĐ-CP, từ ngày 1/11/2020, tất cả các doanh nghiệp sẽ phải phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Như vậy về cơ bản, hoá đơn giấy không còn giá trị, tuy nhiên, theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử vừa được Chính phủ ban hành thì hóa đơn giấy vẫn tiếp tục được sử dụng cho đến hết ngày 30/6/2022


Hóa đơn điện tử là giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp trong thời đại công nghệ. Đây là xu hướng tất yếu của tiến trình phát triển, vận hành doanh nghiệp bởi những lợi ích không thể bàn cãi không chỉ với doanh nghiệp, mà còn với cơ quan quản lý và xã hội. Các doanh nghiệp khi sử dụng hoá đơn điện tử sẽ tiết kiệm chi phí hoá đơn, giấy tờ; tiết kiệm thời gian; đảm bảo an toàn, tiện lợi; dễ dàng quản lý.

Khi các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử, thì các cơ quan Thuế sẽ có hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ về hóa đơn để phục vụ cho việc thanh, kiểm tra thuế và phân tích rủi ro về thuế, khắc phục được tình trạng sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, hóa đơn khống,… giúp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của khách hàng và đặc biệt khi thương mại điện tử đang giữ ngôi vương như hiện tại, hoá đơn điện tử là công cụ không thể thiếu để hoàn thiện xu hướng này.

Việc áp dụng hóa đơn điện tử trong bán hàng, cung ứng dịch vụ đã và đang được thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại châu Á, cụ thể như ở Singapore, Chính phủ nước này đã đưa hóa đơn điện tử vào triển khai từ năm 2003; tại Đài Loan, hóa đơn điện tử được áp dụng thí điểm vào năm 2000 và được áp dụng rộng rãi từ năm 2006; còn tại Hàn Quốc, Cơ quan Thuế thiết lập tổ công tác nghiên cứu triển khai hóa đơn điện tử vào năm 2008 và đến năm 2011, các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân bắt buộc phải tham gia.

Tại Việt Nam, Chính phủ đã đưa quy định về hoá đơn điện tử từ năm 2010 (Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010), bắt đầu thí điểm vào năm 2015 tại một số doanh nghiệp ở Hà Nội, Hồ Chí Minh và quy định sử dụng bắt buộc vào năm 2020 (theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP). Tuy nhiên, Theo Ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế cho biết  “Trên thực tế vẫn còn không ít người nộp thuế chưa trang bị đầy đủ thiết bị để có thể kết nối điện tử với cơ quan thuế, rất nhiều người cũng chưa kịp làm quen với chứng từ điện tử, HĐĐT và trên thực tế nền tảng công nghệ thông tin, nguồn nhân lực, trang thiết bị máy móc của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ HĐĐT cũng chưa bảo đảm có thể áp dụng ngay HĐĐT và chứng từ điện tử nên việc điện tử hóa giao dịch được lùi đến 1/7/2022 thay vì kể từ 1/11/2020 như dự kiến ban đầu” .

Như vậy, điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ có thêm thời gian để tìm hiểu, chuẩn bị các phương án về nhân lực, máy móc, công nghệ… để hoàn toàn thay thế hoá đơn giấy truyền thống bằng hoá đơn điện tử.

Tại thời điểm này, về hạ tầng công nghệ thông tin, máy móc, mạng internet hay nguồn lực nhân sự có chuyên môn tốt, trình độ tin học khá để có thể sử dụng hóa đơn điện tử không phải là vấn đề quá lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp tuy nhiên lựa chọn phần mềm hoá đơn điện tử nào mới là bài toán khiến cho một số đơn vị vẫn đang phải loay hoay trong quá trình chuyển đổi.

Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp giải pháp hoá đơn điện tử uy tín, chất lượng, trong đó, giải pháp MobiFone Invoice là một trong những sản phẩm đang được đánh giá cao.

MobiFone Invoice được xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện đại, tối đa bảo mật dữ liệu của doanh nghiệp với các ưu điểm nổi trội. Với MobiFone Invoice, các doanh nghiệp có thể phát hành, quản lý, xứ lý nghiệp vụ hoá đơn chuyên nghiệp; tự thiết kế mẫu hoá đơn theo yêu cầu hoặc lựa chọn trong thư viện mẫu phong phú; báo cáo thống kế, quản lý truy cập và phân quyền nhanh gọn dễ dàng,…

Không chỉ tạo ấn tượng bởi các tính năng dựa nền tảng công nghệ thông tin vững mạnh, giải pháp này đang được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn bởi những chính sách ưu đãi hấp dẫn mà nhà mạng đưa ra.

Với mục tiêu khuyến khích các khách hàng doanh nghiệp sớm chuyển dịch sang sử dụng hoá đơn điện tử, từ ngày 1/11/2020, toàn bộ các doanh nghiệp có thể đăng ký sử dụng thử miễn phí từ 1 – 3 tháng MobiFone Invoice với tối đa 500 hoá đơn, ngoài ra khi ký kết hợp đồng chính thức cũng sẽ được hưởng những chương trình khuyến mại cực lớn. Chi tiết tham khảo tại đây

Hiện đại hoá công tác quản trị, tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian các quy trình… là những mục tiêu quan trọng của quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp. Do vậy, không chỉ hoá đơn điện tử mà sẽ còn rất nhiều các sản phẩm công nghệ khác doanh nghiệp cần phải làm quen và sớm đưa vào sử dụng. Vừa để đảm bảo việc thực hiện tốt theo chỉ thị của Chính Phủ vừa tạo ra lợi thế cạnh tranh, chiếm vị thế tiên phong trên thị trường.

An An

Thảm họa về ma túy quá khủng khiếp và nguy cơ hiện hữu về vấn nạn này luôn chực chờ cả bên trong và bên ngoài khu vực lãnh thổ Việt Nam. Dù đã có nhiều kết quả song công tác quản lý, giảm nguồn cầu vẫn gặp nhiều khó khăn phần lớn do vướng cơ chế. Chính vì vậy, yêu cầu phải đổi mới, nâng cao hơn nữa các cấp độ phòng, chống ma túy trong giai đoạn mới đặt ra hết sức cấp thiết.

Không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu khắp các tỉnh thành ở miền Bắc khiến nền nhiệt hạ nhanh cùng với đó là mưa dông diễn ra ở nhiều nơi, trời lạnh.

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文