Hơn 800 triệu USD FDI vào Việt Nam từ đầu năm
- Hải Phòng cần thu hút và lựa chọn doanh nghiệp FDI có công nghệ cao
- Tỷ trọng nội địa hóa ngày càng cao trong sản phẩm doanh nghiệp FDI
- Nhiều điểm mới trong định hướng thu hút FDI đến 2030
Như vậy, tính chung trong tháng 1.2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 1,9 tỷ USD, tăng 51,9% so với cùng kỳ năm 2018. Uớc tính đã giải ngân được 1,55 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Được biết, đến ngày 20-1, có 226 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới 805 triệu USD, tăng 81,9% so với cùng kỳ năm 2018, có 72 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 340,2 triệu USD, bằng 74,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Cũng trong tháng 1, có 489 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 761,8 triệu USD, tăng 114% so với cùng kỳ 2018.
Cả nước có 30 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có dự án FDI trong tháng 1/2019, trong đó Hải Dương có số vốn đăng ký lớn nhất với 124,9 triệu USD, chiếm 15,5% tổng vốn đăng ký cấp mới.
Trong số 28 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong tháng một năm nay, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 221,6 triệu USD, chiếm 27,5% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Nhật Bản 215,7 triệu USD, chiếm 26,8%; Samoa 77 triệu USD, chiếm 9,6%; Hàn Quốc 75,4 triệu USD, chiếm 9,4%...
Ở chiều ngược lại, trong tháng 1.2019 có 4 dự án đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn của phía Việt Nam là 1,05 triệu USD; có 1 dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm là 200 nghìn USD.
Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) trong tháng đạt 1,25 triệu USD, trong đó lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 600 nghìn USD, chiếm 47,9% tổng vốn đầu tư; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ đạt 426,9 nghìn USD, chiếm 34,1%; lĩnh vực thông tin và truyền thông đạt 225 nghìn USD, chiếm 18%.
Trong tháng 1.2019 có 5 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó Singapore và Hoa Kỳ là hai nước dẫn đầu đều đạt 300 nghìn USD, chiếm 24% tổng vốn đầu tư; Phần Lan 226,9 nghìn USD, chiếm 18,1%; Nhật Bản 225 nghìn USD, chiếm 18%; Myanmar 200 nghìn USD, chiếm 15,9%.