Khôi phục những vườn cây thanh trà đặc sản xứ Huế

07:04 12/12/2020
Sau đợt thiên tai, bão lũ kéo dài, hàng trăm héc-ta thanh trà ở tỉnh Thừa Thiên-Huế bị chết hoặc bị nhiễm nấm bệnh, gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với người trồng thanh trà. Hiện các chủ vườn đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để khôi phục lại những vườn cây ăn quả đặc sản xứ Huế…


Nhiều năm qua, tận dụng lợi thế địa hình gò đồi và các diện tích đất nằm ven sông Bồ, người dân phường Hương Vân (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên-Huế) đã mở rộng diện tích trồng cây thanh trà để phát triển kinh tế. Toàn phường Hương Vân có 400 hộ dân tham gia trồng thanh trà, thu nhập bình quân mỗi năm từ 150- 200 triệu đồng/1ha, giúp người dân ổn định cuộc sống.

Thế nhưng, sau đợt mưa bão, lũ lụt liên tiếp vừa qua, rất nhiều cây thanh trà bị chết do ngâm lâu ngày trong nước lũ; một số diện tích thanh trà khác thoát được lũ lụt thì nhiễm dịch bệnh nấm khiến cây rụng lá, khô héo và chết. Bà Nguyễn Thị Đào (50 tuổi, ở tổ dân phố Lại Bằng, phường Hương Vân) không giấu được sự xót xa khi nhìn vườn cây ăn quả đặc sản được trồng 5 năm nay phải nhổ bỏ gần hết để chuẩn bị trồng lại cây giống mới.

Người dân ở tỉnh Thừa Thiên-Huế cải tạo, khôi phục lại vườn cây thanh trà sau bão lũ.

“Sau nhiều năm bỏ công sức chăm bẵm, vụ mùa vừa rồi vườn cây thanh trà mới ra quả bói. Cứ nghĩ vụ mùa năm sau thanh trà sẽ cho thu hoạch thì không ngờ những trận lụt liên tiếp vừa qua khiến vườn cây bị ngập úng và bị chết. Giờ vợ chồng tôi phải loại bỏ những cây đã chết để trồng lại cây mới nhằm hồi sinh vườn thanh trà”, bà Đào rầu rĩ nói.

Ông Hoàng Anh Tuấn, Chủ tịch UBND phường Hương Vân cho biết, toàn phường có đến 138ha diện tích trồng cây thanh trà từ 3-5 năm tuổi bị chết do mưa lũ, gây thiệt hại vô cùng lớn. Tranh thủ thời tiết tạnh ráo, người dân địa phương đã dọn vườn, chặt bỏ những cây thanh trà chết, những cây bị nấm được xử lý bằng cách bôi vôi, tỉa bớt cành lá và trồng dặm thêm cây mới để hy vọng sớm khôi phục lại những vườn thanh trà đặc sản của địa phương.

Không chỉ ở Hương Vân mà sau đợt bão lũ, hàng trăm hộ dân dân ở phường Thủy Biều, TP Huế cũng rơi vào cảnh điêu đứng khi các diện tích trồng cây thanh trà nhiều năm tuổi đều bị chết, hoặc bị nhiễm sâu bệnh làm cây yếu sức và chết. Từ năm 2015, vợ chồng anh Võ Bá Dũng (phường Thủy Biều) mạnh dạn vay vốn để trồng gần 100 gốc thanh trà; 2 năm sau, gia đình anh mở rộng diện tích vườn thanh trà lên đến 200 gốc. Tuy nhiên, các đợt mưa lũ xảy ra từ tháng 9 đến tháng 11/2020 khiến vườn thanh trà của gia đình anh và các hộ dân ở địa bàn phường đều bị ngập úng dẫn đến bị chết.

Theo ông Võ Trần Tuấn Hưng, Chủ tịch Hội Nông dân phường Thủy Biều, thời gian qua, người dân ở địa bàn phường đã phát triển diện tích trồng thanh trà lên gần 200ha, sản lượng thu hoạch đạt hơn 900 tấn, doanh thu đạt hơn 30 tỷ đồng/năm; bình quân mỗi ha thanh trà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.

Sau khi Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Thừa Thiên-Huế chọn Thủy Biều hỗ trợ mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP thì đã có hàng chục hộ dân đăng lý tham gia. Với những thiệt hại do mưa lũ gây ra đối với diện tích thanh trà, hiện chính quyền và người dân địa phương đang nỗ lực khắc phục để hồi sinh lại các vườn thanh trà.

Ông Hồ Đắc Thọ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên-Huế thông tin, đợt bão lũ vừa qua khiến 540ha cây có múi ở tỉnh bị thiệt hại nặng, trong đó phần lớn là cây thanh trà, tập trung ở các xã, phường như Phong Thu (huyện Phong Điền); Hương Vân (thị xã Hương Trà); Thủy Biều (TP Huế).

Những ngày qua, Chi cục đã cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với các địa phương, hợp tác xã tổ chức hướng dẫn kỹ thuật, giúp người dân kiểm tra bệnh chảy gôm, vàng lá, thối rễ ở cây thanh trà để có giải pháp phòng trừ kịp thời, tránh lây lan dịch bệnh. 

Đối với các diện tích trồng mới, trồng dặm lại cây chết sau lũ lụt, Chi cục hướng dẫn người trồng nên sử dụng giống cây nguồn gốc rõ ràng, đắp mô cao và trồng đúng kỹ thuật để hạn chế bệnh phát sinh. Đồng thời theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại nhằm có biện pháp phòng trừ sau khi vườn cây được phục hồi. Có như thế mới hy vọng sớm khôi phục lại được các vườn cây thanh trà đặc sản.

Anh Khoa

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Sáng 30/4, Công an huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, lực lượng chức năng vừa dập tắt vụ cháy lớn xảy ra tại Cửa hàng điện tử - điện lạnh Ninh Trang (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn). Vụ cháy không gây thiệt hại về người, song đã thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị trong cửa hàng.

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra một tuyên bố cho biết, Kiev đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cho Ukraine, được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 6 tới tại Thụy Sĩ.

Cả nước ghi nhận 207 ca mắc sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca ho gà nào thì năm nay số mắc tăng 8 lần. Theo nhận định của chuyên gia dịch tễ, thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ có nguy cơ tăng cao.

Nhà đầu tư cho rằng do địa phương chưa được Thủ tướng phê duyệt dự án này vào trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; trong khi chính quyền thì báo cáo do nhà đầu tư chưa hoàn thành thủ tục bổ sung mục tiêu hoạt động kinh doanh đặt cược đua chó. Do vậy, từ năm 2016 đến nay, trường đua chó trị giá 300 tỷ vẫn phơi sương cùng tuế nguyệt.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文