Mặt trái của thủy điện - những bài học đắt giá (Bài cuối)

Không để lặp lại những "sai lầm thế kỷ"

11:15 05/07/2016
Các nhà khoa học cảnh báo, nếu cứ thi nhau làm thủy điện mà không lường trước những tác động nghiêm trọng đến môi trường và con người thì Chính phủ nên dừng lại. Bởi, thực tế từ hệ thống thủy điện bậc thang ở Tây Nguyên đã cho thấy thiếu kiểm soát chặt chẽ và đánh giá một cách trung thực nên xảy nguy hiểm rất lớn.

Chưa cần các nhà khoa học, những người nông dân, tay lấm chân bùn quanh năm cũng dễ dàng nhận thấy việc chặn sông, ngăn suối làm thủy điện bừa bãi, chằng chịt nhau thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy về sau là lẽ tất yếu. Ở Tây Nguyên thời gian qua đã cho quy hoạch thủy điện theo kiểu bậc thang dày đặc trên các sông, suối, khắp tận rừng sâu, núi cao, kể cả trong vùng lõi của các khu bảo tồn, vườn quốc gia... thì tất nhiên phải có phản ứng dây chuyền và sự trả giá rất đắt cho tương lai...

Chỉ tính riêng trên hệ thống sông Ba đã quy hoạch xây dựng cả chục thủy điện với công suất thiết kế từ 12-240MW/thủy điện. Hàng loạt thủy điện lớn như Sông Hinh (70MW), Sông Ba Hạ (240MW), An Khê - Ka Nak (173MW), thủy điện Krông HNăng (66MW) và các thủy điện nhỏ như Sông Ba Thượng, Ayun Thượng, HChan, Hmun... cho thấy kiểu làm thủy điện dày đặc bất ổn ở Tây Nguyên. Bởi theo tính toán của các nhà chuyên môn, để có 1MW điện phải đánh đổi mất ít nhất từ 10-15ha rừng. 

Tây Nguyên mà không có rừng thì mất nhiều thứ lớn gấp triệu lần giá trị sản phẩm điện đem lại. Những ngày này, giữa mùa hạn, ở Ea Súp, Đắk Lắk, trời mới mưa vài ngày thì nước đã ngập cả buôn làng. Nhớ mùa lụt trước, nước thủy điện trên dọc tuyến sông Ba xả mạnh hơn cả thác, đổ ngập cả vùng hạ lưu. Từ ngàn đời lũ tự nhiên đã có, nhưng chưa bao giờ sự hung hãn của chúng dữ dội đến bất thường đến thế.

Theo các “ông thủy điện”, mùa khô phải tích nước để phát điện nên hạ lưu khô cạn, mùa mưa muốn bảo vệ đập thủy điện thì phải xả lũ. Câu chuyện ở Thủy điện An Khê - Ka Nak đã diễn ra trước mắt nhưng lúc nào nhà đầu tư cũng bảo đúng quy trình, còn người dân hạ lưu thì kêu cứu liên miên. Từng chứng kiến cảnh người dân An Khê ngập lũ mới thấy sự thật kinh khủng của thủy điện xả lũ. Tích tắc chỉ trong vài giây hàng vạn khối nước ào xuống hạ du không thể tránh kịp.

Vùng hạ lưu sông Ba qua thị xã An Khê, Gia Lai đã bị cạn kiệt, ô nhiễm.

Hậu họa môi trường như một lẽ tất yếu, nhưng còn hệ lụy từ việc di dời dân đến nơi ở mới do thủy điện cũng chưa giải quyết tốt cuộc sống người dân. Những ngày đầu tháng 7 về vùng tái định cư Thủy điện Thượng Kon Tum tôi gặp bà con làng Vi Rin ở xã Đăk Tăng (Kon Plông, Kon Tum), nhiều người vẫn chưa có đất sản xuất. Làng ven bìa rừng, những dãy nhà mới lô nhô nhưng không đem lại cuộc sống ấm no cho bà con.

Anh A Sơn - Trưởng thôn Vi Rin tâm sự, làng có 40 hộ dân di cư từ vùng lòng hồ Thủy điện Thượng Kon Tum từ năm 2014 đến nay nhưng người dân chưa có đất sản xuất, hơn một nửa số hộ dân ở đây nghèo đói. Thiếu đất sản xuất, một số người đi làm thuê kiếm ăn, người lại vào rừng phát rẫy.

Ở làng Đắk Tăng, thuộc xã Đắk Tăng (Kon Plông, Kon Tum) có 66 hộ dân cũng di cư từ Thủy điện Thượng Kon Tum nhưng đến giờ vẫn chưa có đất sản xuất; cả làng có 22/66 hộ đói nghèo. Ông A Cho kể, từ khi lãnh nhà mới về ở thì vợ mất, không rẫy, ruộng nên chờ mấy đứa con làm thuê cho ăn từng bữa. Còn đứa con trai A Đễ thì than thở: “Hằng ngày em phải làm thuê nuôi 2 đứa con ăn học, nơi ở mới chưa có rẫy ruộng nên phải tự kiếm ăn...”.

Theo Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư huyện Kon Plông cho biết, việc chuyển đổi rừng để lấy đất sản xuất cấp cho dân vùng tái định cư chậm vì quá trình chuyển đổi thủ tục phức tạp. Dự án Thủy điện Thượng Kon Tum chưa thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định, hiện UBND huyện Kon Plông (Kon Tum) đôn đốc chủ đầu tư là Công ty cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ cho dân. 

Trong khi đó, tại Thủy điện Đắk Đrinh (Kon Plông, Kon Tum) thì việc chi trả tiền bồi thường cho dân mới chỉ được phía chủ đầu tư giải quyết tạm thời 5 tỷ đồng trên tổng số 37,75 tỷ đồng. Theo phương án cũ, chủ đầu tư vẫn còn nợ tiền dân, nhưng phương án mới phát sinh hàng trăm tỷ đồng từ thủy điện này thì chưa chốt thời gian trả nợ cho dân. Thế nên nhiều người dân địa phương than thở với câu cửa miệng: “Thủy điện ra đời làm khổ cho dân...”.

Thủy điện cũ thì chậm trễ, bỏ bê, gây nhiều hệ lụy cho cuộc sống người dân, nhưng mới đây ở Tây Nguyên lại tiếp tục đưa ra những dự án thủy điện trong vùng lõi của các vườn quốc gia và khu bảo tồn, những nơi có rừng xung yếu quan trọng... Dự án thủy điện Đrang Phốk trong Vườn Quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk) hay hai đập thủy điện Suối Say 1 và 2 trong Khu bảo tồn Kon Chư Răng (Gia Lai)... đã gây bức xúc dư luận vì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái tự nhiên.

Có điều khó hiểu là các dự án thủy điện khi đệ trình lên các cấp phê duyệt đều đảm bảo vấn đề môi trường sinh thái, có lợi kinh tế... nhưng khi xảy ra hậu họa thì không ai chịu trách nhiệm về sự phê duyệt của mình. Vì thế, tình trạng đánh giá tác động môi trường như đang trở thành căn bệnh nghiêm trọng trong các dự án thủy điện hiện nay.

Các nhà khoa học cảnh báo, nếu cứ thi nhau làm thủy điện mà không lường trước những tác động nghiêm trọng đến môi trường và con người thì Chính phủ nên dừng lại. Bởi, thực tế từ hệ thống thủy điện bậc thang ở Tây Nguyên đã cho thấy thiếu kiểm soát chặt chẽ và đánh giá một cách trung thực nên xảy nguy hiểm rất lớn. 

Thủy điện An Khê - Ka Nak rồi nay mai sẽ có Thượng Kon Tum và nhiều thủy điện khác làm trái với quy luật dòng chảy tự nhiên của sông, phá rừng nơi xung yếu... sẽ phải tiếp tục gánh lấy hậu họa khôn lường về môi trường sinh thái. Và một quy luật tất yếu được cảnh báo, từ một đập vỡ, một đập chứa sẽ gây ra thảm họa vỡ đập liên hồ là điều không tránh khỏi.

Những tiếng kêu cứu khẩn thiết từ thủy điện ở Tây Nguyên hôm nay là hồi chuông cảnh báo cho chúng ta suy ngẫm. Hãy nghĩ cho tương lai con em chúng ta mai sau!

Đặng Ngọc Như

Ngày 9/5, cơ quan CSĐT Công an TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) cho biết, vừa khởi tố bị can 16 đối tượng về hành vi “Tổ chức đánh bạc” và “Đánh bạc”, trong đó bắt tạm giam 14 đối tượng.

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, sáng 9/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, vừa hoàn tất thủ tục tiếp nhận 3 trường hợp nguyên Đội trưởng quản lý bảo vệ rừng thuộc Vườn Quốc gia Phú Quốc đến đầu thú, giao nộp số tiền đã nhận hối lộ.

Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác với thủ đoạn trên, đặc biệt là các lời mời kết bạn trên mạng xã hội để chat sex, gọi video, gửi hình ảnh nhạy cảm. Khi gặp các trường hợp bị đe dọa như trên, người dân cần trình báo cơ quan Công an để giải quyết kịp thời vụ việc theo quy định.

Sáng 9/5) Cơ quan CSĐT Công an thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) cho biết, vừa thi hành các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam Trần Văn Duy (SN 1991, trú phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) để điều tra về hành vi “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” để chiếm đoạt tài sản.

Sáng 9/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Trị cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Trần Văn Tuân (SN 1973, trú Long Hồ Hạ 2, phường Hương Hồ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) do có hành vi phạm vào tội “Giết người” theo quy định tại Khoản 1, Điều 123 Bộ luật Hình sự.

Dự án Kè bờ sông Cần Thơ – Ứng phó biến đổi khí hậu TP Cần Thơ, có tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng chưa đưa vào khai thác sử dụng đã xảy ra tình trạng nứt dọc cục bộ tại một số vị trí bê tông lót vỉa hè phía sau kè.

Với 2 pha lập công chỉ trong chưa đầy 3 phút, Real có màn ngược dòng ấn tượng trước Bayern trong trận đấu bán kết lượt về Champions league 2023/2024 diễn ra sáng 9/5.

Trữ lượng đất làm vật liệu san lấp công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk khá lớn. Tỉnh này đã quy hoạch hàng chục mỏ đất để khai thác đất đắp, san lấp công trình nhưng do vướng thủ tục cấp phép nên không thể khai thác. Thiếu đất đắp, hàng loạt công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh này đang chậm trễ tiến độ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文