Kinh doanh xuất khẩu gạo: Coi trọng cân đối lương thực

10:57 06/05/2008

Những năm gần đây, tại vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long, vùng trọng điểm bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu gạo của cả nước, nhiều địa phương đã tiến hành trồng lúa quanh năm theo kiểu gối vụ.

Theo báo cáo, việc trồng lúa tại khu vực này hiện có nơi đã lên tới 4 vụ, 2 vụ chính là đông xuân và hè thu được canh tác tại cả 13 tỉnh, thành; vụ đông xuân được canh tác tại 7 tỉnh, thành và làm lúa vụ mùa cũng đã được thực hiện tại 7 địa phương.

Tuy diện tích đất dành trồng lúa tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, cả nước nói chung đã giảm mạnh: năm 2007 diện tích gieo cấy của cả nước chỉ còn 7,2 triệu ha, giảm 124 ngàn ha so với năm 2006; năm 2008 diện tích đất trồng lúa tiếp tục giảm xuống còn 7,16 triệu ha do chủ trương chuyển đổi cây trồng, dành quỹ đất phát triển công nghiệp, dịch vụ và chuyển đổi mục đích sử dụng.

Nhưng nhờ áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, sản lượng lúa thu hoạch hằng năm trên cả nước vẫn tăng mạnh, từ 1-2 thậm chí là 3 triệu tấn/năm.

Cũng theo phương pháp cân đối truyền thống, mức hao hụt trong và sau thu hoạch được áp dụng là 10%. Nhưng đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đã khá cao, riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhà nông đã đầu tư  trên 1.000 máy gặt đập liên hợp; hàng chục ngàn máy sấy lúa nên chắc chắn tỷ lệ hao hụt đã giảm nhiều. Mức 5% tổng sản lượng lương thực dành làm thức ăn cho gia súc, gia cầm cũng vậy.

Hiện nay hầu hết người dân đều dùng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi, vì vậy tỷ lệ này cũng đã giảm. Với định mức tiêu dùng 10kg gạo/tháng cho mỗi người dân thành thị và 15kg gạo/tháng cho người dân nông thôn để cân đối lượng lương thực cho nhân dân cũng vậy.

Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu gạo nhận định: "Kinh tế phát triển, nhu cầu, điều kiện ăn uống sinh hoạt của người dân đã thay đổi nhiều, các định mức trên không còn hợp lý".

Tỷ lệ thu hồi gạo thành phẩm sau xay xát được áp dụng mức 50% thời gian qua cũng vậy, so sánh với tỷ lệ thu hồi từ các nhà máy xay xát từ 55 - 65% thì con số này đã hoàn toàn không còn chuẩn xác. Vì vậy, lượng gạo dôi dư từ những con số không sát thực tế trong phương pháp cân đối lương thực truyền thống vẫn áp dụng là rất lớn.

Điều này giải thích tại sao năm 2005, khi tổng sản lượng lúa của cả nước chỉ đạt 35,8 triệu tấn nhưng trong năm đó, cả nước đã xuất khẩu được 5,2 triệu tấn gạo mà vẫn bảo đảm cân đối được lương thực.

Điều này cũng đã cho thấy, tình trạng khan hiếm gạo cuối tháng 4 vừa qua chỉ là giả tạo do việc đầu cơ, đánh trúng tâm lý người dân. Bởi chỉ riêng vụ đông xuân 2007 - 2008 sản lượng lúa thu hoạch của cả nước đã đạt 17,15 triệu tấn, trong lúc đến hết tháng 4/2008, lượng gạo xuất khẩu mới chỉ đạt trên 1 triệu tấn.

Theo kế hoạch sản xuất lương thực năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng sản lượng lúa cả nước sẽ đạt 36 triệu tấn, sau khi trừ chi dùng nội địa khoảng 27,8 triệu tấn, lượng lúa hàng hóa dành cho xuất khẩu ở mức 8,2 triệu tấn, tương đương 4,1 - 4,5 triệu tấn gạo.

Nhưng theo chỉ đạo mới đây của Thủ tướng Chính phủ, để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, năm 2008 cả nước chỉ xuất khẩu 4 triệu tấn gạo. Như vậy có thể khẳng định lượng gạo dành cho nhu cầu tiêu dùng nội địa là dư dả và sẽ không có tình trạng thiếu hụt hoặc khan hiếm gạo

Đ.T.

Theo báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực quý I/2024 của UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, hầu hết các cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chủ động hơn trong kiểm tra, thanh tra phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực còn chưa đáp ứng được yêu cầu, hiệu quả chưa cao; công tác kiểm tra, giám sát nội bộ chưa thường xuyên…

Bằng chiêu trò ủy quyền qua nhiều đầu mối trung gian, các đối tượng đã tạo lòng tin cho nhà đầu tư mua những mảnh đất giá rẻ, sau đó âm thầm khởi kiện hoặc đưa ra kịch bản đang tranh chấp để lấy lại đất từ chính người được ủy quyền mà không hề thông báo cho người mua cuối cùng được biết.

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文