Kinh tế miền Trung bao giờ cất cánh?

14:36 29/07/2010
Miền Trung là khu vực có rất nhiều lợi thế để phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Một lượng rất lớn khoáng sản như vàng, ti tan, đá quý, đá vôi và "rừng vàng, biển bạc" của đất nước nằm ở khu vực này; miền Trung còn là cửa ngõ quan trọng để nước ta thông thương với các nước trong khu vực.

Đặc biệt hơn cả, khu vực này có 5/9 di sản văn hoá thế giới của đất nước - một điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp không khói. Song một nghịch lý còn tồn tại: kinh tế miền Trung chậm phát triển, tỷ lệ hộ đói nghèo vẫn cao.

Sao mãi ở dạng tiềm năng?

Khi nói đến kinh tế miền Trung chậm phát triển, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao… rất nhiều người đổ lỗi là do thiên tai khắc nghiệt, nắng nóng, mưa lũ, hạn hán. Song, sẽ không công bằng khi đổ lỗi hết cho thiên tai để nói đến kinh tế miền Trung chậm phát triển.

Có thể khẳng định miền Trung có địa thế cực kỳ quan trọng trong các hoạt động kinh tế của đất nước. 5 năm trở lại đây, hệ thống giao thông của miền Trung đã nối kết với các nước bạn Lào, Thái Lan...

Chuyện một ngày ăn cơm ba nước Thái - Việt - Lào không còn là lạ đối với các đoàn du khách caravan và các thương nhân trên dặm đường mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, với chiều dài trên 1.000km đường biển, khu vực miền Trung đang sở hữu 80/125 bãi biển của nước ta. Điều đặc biệt là những bãi biển đẹp nhất, có giá trị để phát triển thành các khu du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp, có sức cạnh tranh đều tập trung ở khu vực này.

Công nhân may mặc miền Trung miệt mài với công việc.

Miền Trung đang sở hữu hàng loạt di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của đất nước được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới như: Phong Nha - Kẻ Bàng, Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn... Miền Trung còn được coi là vùng đất có truyền thống cách mạng, con em miền Trung hiếu học, năng động, nhạy bén, nguồn lao động dồi dào.

Nhìn vào những lợi thế như vậy của khu vực miền Trung, không ai tin rằng, các địa phương được coi là vùng kinh tế trọng điểm của miền như Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định chỉ có tỷ lệ đóng góp GDP quốc gia đạt 5,6%, trong khi vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là 19,9% và phía Nam là 41,6%; thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng 75,2% mức bình quân cả nước. Đến nay, miền Trung mới chỉ chiếm hơn 6% tổng vốn đầu tư của cả nước về các dự án phát triển.

Cần xây dựng chiến lược phát triển kinh tế toàn miền

Nếu như ở Đông Nam Bộ, TP HCM được coi là tâm điểm, đầu tàu kéo các tỉnh, thành xung quanh như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu cùng phát triển, ở miền Bắc, Hà Nội được coi là trung tâm và Hải Phòng, Hà Tây, Hải Dương... là vệ tinh cùng nhau phối hợp phát triển kinh tế thì miền Trung dường như tỉnh nào biết tỉnh đó.

Mấy năm lại đây Đà Nẵng được xem như người anh cả ở miền Trung về phát triển kinh tế, xã hội, song chưa thể là đầu tàu kéo các tỉnh miền Trung bởi đất chật, người ít, và quan trọng hơn là định hướng phát triển kinh tế của Đà Nẵng cũng na ná như các tỉnh bạn. Vì vậy, các tỉnh miền Trung đang thực hiện phương châm mạnh ai người ấy "chạy".

Chẳng hạn năm 2002, khi đang làm Tổng giám đốc Furama Resort Đà Nẵng, Paul Stoll đã đưa ra ý tưởng cho sản phẩm du lịch "Con đường di sản miền Trung" nối liền các di sản văn hoá thế giới như Huế, Hội An, Mỹ Sơn, Phong Nha - Kẻ Bàng rồi phát triển ra 17 tỉnh, thành từ Vinh đến Đà Lạt.

Song ý tưởng của Paul Stoll, một người rất tâm huyết với du lịch miền Trung đã không thể thực hiện được vì chưa có tiếng nói chung. Do không liên kết chặt chẽ với nhau, nên các tỉnh miền Trung đều cố gắng xin các Bộ, ngành liên quan ở Trung ương đầu tư để cho "bằng chị bằng em". Vì vậy, nên mỗi tỉnh miền Trung đều xây dựng ít nhất một trường đại học.

Một số tỉnh còn "thi nhau" xây dựng sân bay, cảng nước sâu, nhà máy sản xuất bia, sản xuất ximăng, nhà máy đường, nhà máy sắn... song hàng năm, các nhà máy chỉ hoạt động vài ba tháng rồi bỏ đó vì thiếu nguyên liệu.

Từ tháng 8/2008, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch KKT trọng điểm miền Trung. Ngay từ thời điểm đó, chủ trương liên kết giữa các tỉnh đã được đề cập, nhưng sự kết nối đã không diễn ra trên thực tế...

Thiết nghĩ hơn lúc nào hết, lúc này, lãnh đạo các tỉnh miền Trung cần ngồi lại với nhau, để xây dựng một đề án chiến lược lâu dài cho toàn vùng. Ở đó có sự liên kết ngang giữa các địa phương và liên kết dọc giữa các ngành nghề. Các doanh nghiệp tại các KKT trong khu vực cần thực hiện quá trình chuyên môn hóa với tốc độ cao hơn, đảm đương một số công đoạn trong chuỗi giá trị của sản phẩm, cũng như nâng cao liên kết về công nghiệp xuất khẩu (giữa vùng chuyên môn hóa nguyên liệu và vùng chuyên môn hóa chế biến sản phẩm).

Sự "phân vai" ấy, khi đã thực hiện tốt thì sẽ tạo ra những giá trị gia tăng lớn cho phát triển kinh tế của mỗi địa phương và toàn miền. Bên cạnh đó, cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, xác định danh mục đầu tư phù hợp... để góp phần đưa kinh tế miền Trung cất cánh

Dương Sông Lam

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文