Làm gì để Hải Phòng không thành “nơi nhập rác”?

11:14 11/09/2010
Cách đây 5 năm, khi rộ lên đợt sóng nhập khẩu rác dạng phế liệu vào cảng Hải Phòng, lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo các ngành tìm mọi biện pháp ngăn chặn. Nhưng với những gì đang diễn ra, có thể nói sự chỉ đạo chưa được chấp hành nghiêm.

Khó nhận diện những ông chủ "rác"

Những thông tin về rác nhập khẩu vào cảng khu vực Hải Phòng liên tục xuất hiện trên báo chí luôn làm các vị lãnh đạo thành phố, ngành chức năng bức xúc. Mới đây nhất, thành phố đã phải thành lập một tổ công tác liên ngành do Phòng PC36 làm thường trực để tổ chức đấu tranh ngăn chặn, xử lý chuyện này.

Theo Phòng PC36, quá trình điều tra, thống kê phân tích cho thấy, đầu mối nhập khẩu "rác" dưới dạng tạm nhập tái xuất không chỉ ở thành phố mà còn là các doanh nghiệp đăng ký trụ sở tại Móng Cái, Hạ Long, trong đó, có những "tên tuổi" doanh nghiệp luôn gắn liền với các vụ nhập lậu "rác" bị phát hiện.

Công ty CP Thương mại XNK Quế Thành, địa chỉ 82B, đường Hùng Vương, Móng Cái, Quảng Ninh là dẫn chứng điển hình. Trong vòng 5 năm trở lại đây, Công ty này đã đứng tên chủ hàng gồm trăm container "rác ngoại", ngụy trang khai báo bằng các loại hàng hóa. Và lần nào cũng vậy, nếu bị phát hiện là công ty làm ngay động tác rất cũ: Từ chối nhận hàng, bằng các lý do không cần nói cũng biết: "Gửi nhầm hàng", "nhầm địa chỉ". Cứ như "rác" từ trên trời rơi xuống, từ biển trôi dạt vào.

Riêng ở Hải Phòng, vào thời còn cho phép nhập khẩu phế liệu về tái chế chỉ lác đác vài doanh nghiệp tham gia. Nhưng càng về sau, khi có nguồn tin khách hàng Trung Quốc trả chi phí dịch vụ ủy thác khá hấp dẫn, khoảng 300-500USD/container, trong khi chẳng mất tí vốn liếng nào, lại được bao thầu việc vận chuyển đường bộ từ Hải Phòng ra Móng Cái và nếu có bị Hải quan, Công an phát hiện ra "rác" thì cũng chẳng ảnh hưởng gì, chỉ cần tuân thủ một nguyên tắt đã quá cũ: "Không biết". Đây chính là sức hấp dẫn khiến rất nhiều doanh nghiệp rủ nhau đi nhập... "rác".

Tính tại thời điểm này, tại Hải Phòng ít nhất cũng có 40 doanh nghiệp có "chuyên ngành" nhập khẩu phế liệu. Không vốn, không trách nhiệm, không ý thức về bảo vệ môi trường và cũng không làm gì được họ, dù lô hàng bị phát hiện.Và ngay tại thời điểm này, tại cảng Hải Phòng vẫn đang tồn trữ trên 300 container "rác ngoại" nhưng vẫn chưa thể biết chúng thuộc về ai.

 

Kiểm tra lô "rác" nhập khẩu vào cảng Hải Phòng.

Càng khó xử lý sai phạm, càng phải kiên quyết

Lật lại hồ sơ các vụ nhập "rác", chúng chỉ khác nhau về tên các đối tượng, ngày, giờ. Nhưng rất giống nhau về thuộc tính. Chẳng hạn, nguồn vào của "rác” thường là từ các thương nhân, cư trú ở nước ngoài, đã ký hợp đồng thu gom tiêu huỷ phế liệu, phế thải của các nhà máy của nước đó, nhưng tìm cách bán lại cho các thương nhân Trung Quốc để tăng nguồn thu.

Họ đã thông tin qua hộp thư điện tử, website hoặc qua môi giới, để tìm đối tác ở Việt Nam làm dịch vụ tạm nhập, tái xuất. Sau đó, họ lập công ty "ma", khai man địa chỉ, ký hợp đồng đối phó với thủ tục hải quan, vận tải biển là có thể dễ dàng chuyển "rác" về Việt Nam qua hệ thống cảng biển, trong đó, cảng Hải Phòng được các đối tượng lựa chọn "ưu tiên" số một do rất gần với Trung Quốc, có nhiều kho bãi chuyên nhận hàng chứa trong container.

Nhưng, cái khó nhất ở đây là không thể truy nguyên nguồn gốc của các doanh nghiệp "ma" ngoại ấy. Thực tế, đã không ít lần Hải quan Hải Phòng trưng cầu sự giúp đỡ của lực lượng quốc tế, song tên tuổi của các doanh nghiệp "ma" hoặc không có trong cơ sở dữ liệu, hoặc thuộc đối tượng nằm ngoài phạm vi quản lý. Đó là lý do khiến suốt thời gian qua, Hải quan, Công an Hải Phòng chỉ bắt được hàng, nhưng không thể "sờ gáy" được đối tượng.

Gần đây nhất, ông Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND TP cho biết: Sẽ kiên quyết xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm theo quy định của pháp luật. Đối với các lô hàng có chủ sẽ kiên quyết buộc doanh nghiệp tái xuất khỏi Việt Nam.

Đối với các lô hàng không xác định được chủ, thành phố sẽ tổ chức tiêu huỷ theo quy định. Song tái xuất hay tiêu hủy hay phạt nặng không phải là những việc dễ làm. Hải quan cho rằng, trước mắt, để tiêu huỷ lượng rác thải khổng lồ trên 300 container "vô chủ" đang chất đầy các bãi cảng sẽ tiêu tốn một khoản tiền lớn, nếu không trích từ ngân sách thì chẳng thể lấy từ nguồn nào. Thứ hai, kể cả có kinh phí tiêu hủy thì cũng cần xác định rõ tính chất độc hại của từng loại rác, nếu không, việc hủy rác có thể gây hại cho môi trường thành phố.

Còn theo đề xuất của Phòng PC36-CAHP, muốn ngăn chặn "làn sóng" nhập rác, trước hết trong điều hành cơ chế XNK theo từng giai đoạn, Nhà nước cần xây dựng danh mục cụ thể các chất không được lẫn trong các lô hàng phế liệu để doanh nghiệp cũng như các cơ quan chức năng làm căn cứ thực hiện, trong đó định lượng rõ mức độ cho phép tạp chất có lẫn là bao nhiêu, như thế nào là sạch, thế nào là bẩn, là vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng với chính quyền các địa phương để điều tra, lập danh sách các công ty, doanh nghiệp tham gia nhập khẩu phế liệu dưới mọi hình thức, để ngăn chặn, xử lý việc nhập khẩu phế liệu nguy hại, rác công nghiệp vào Việt Nam

Lê Minh Triết

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

Sáng ngày 8/5, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức sự kiện chuyển đổi số ngành ngân hàng 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự phát biểu chỉ đạo. Tại hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có bài phát biểu tham luận với chủ đề "Ứng dụng dữ liệu dân cư hỗ trợ phát triển dịch vụ và đảm bảo an ninh an toàn trong chuyển đổi số ngân hàng"...

Thanh tra Bộ Giáo dục- Đào tạo vừa có kết luận thanh tra việc liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam đối với Công ty TNHH Giáo dục IDP Việt Nam (gọi tắt Công ty IDP) có trụ sở đặt tại số 161-161A, đường Hai Bà Trưng, quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Tàu cá mang số hiệu QB 92198 TS của ngư dân Quảng Bình đang đánh bắt trên vùng biển gần đảo Cồn Cỏ thì bất ngờ bốc cháy dữ dội. Trên tàu có 7 ngư dân may mắn đã được cứu nạn an toàn.

Không chỉ sử dụng chữ ký “khô” (dấu chữ ký) của GS Trần Phương – Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu trưởng nhà trường để điều hành các hoạt động, HUBT hiện cũng chưa hoàn thành việc chuyển đổi mô hình từ trường đại học dân lập sang mô hình đại học tư thục theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và cũng chưa thành lập được Hội đồng trường (HĐT) theo quy định. Điều đó dẫn tới việc HUBT nhiều năm nay rơi vào tình trạng khủng hoảng công tác quản trị, nội bộ mất đoàn kết; các vụ tố cáo, khiếu nại kéo dài.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文