Làm gì để cổ phần hóa doanh nghiệp đạt đúng tiến độ?

07:35 25/09/2019
Tốc độ cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) được đánh giá quá chậm. Đơn cử tháng 8, chỉ thực hiện CPH được 1 DNNN, 2 năm chỉ CPH được 36 DN, trong khi từ giờ đến hết năm 2020, phải thực hiện CPH tới 92 DN, nghĩa là mỗi tháng phải CPH ít nhất 6 DNNN.

Theo công văn số 991/TTg-ĐMDN ngày 10-7-2017 của Thủ tướng Chính phủ thì giai đoạn 2017 – 2020 CPH 127 DN. Ngày 15-8-2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg về việc phê duyệt Danh mục DN CPH đến hết năm 2020 có bổ sung thêm 1 DN. Như vậy, kế hoạch CPH giai đoạn 2017 – 2020 là 128 DN.

Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, trong tháng 8 CPH được 1 đơn vị. Trong 8 tháng đầu năm 2019 có 9 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH, tuy nhiên trong đó chỉ có 3 DN thuộc danh mục các DN CPH theo công văn số 991/TTg-ĐMDN và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg. 9 DN này là: Công ty TNHH Cà phê Thắng Lợi – Đắk Lắk; Trung tâm dạy nghề giao thông vận tải Hải Dương; Công ty TNHH MTV In và phát hành biểu mẫu thống kê, (SCIC); Ban Quản lý và Điều hành bến xa bến tàu Hậu Giang; Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Hưng Yên; Công ty Môi trường đô thị Cà Mau; Công ty TNHH MTV Sách và TBTH tỉnh Đắk Nông; Công ty Quản lý Cầu đường Đà Nẵng; Công ty Quản lý vận hành điện chiếu sáng công cộng Đà Nẵng. Lũy kế đến tháng 8-2019, mới có36/128 DN CPH thuộc danh mục phải CPH. Từ nay đến hết năm 2020 còn phải CPH 92 DN.Như vậy, tiến độ CPH các DN còn chậm, 28%- không đạt được kế hoạch đề ra.

Bết bát tương tự, tình hình thoái vốn theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủcũng không khả quan hơn khi mới có 90 đơn vị thuộc Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17-8-2017 của Thủ tướng Chính phủ với giá trị 4.574 tỷ đồng, thu về 8.807 tỷ đồng. Theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg thì giai đoạn 2017 – 2020 phải thực hiện thoái khoảng 60.000 tỷ đồng vốn nhà nước tại các DN, trong đó năm 2017 thực hiện thoái vốn tại 135 DN; năm 2018 thực hiện thoái vốn tại 181 DN; năm 2019 thực hiện thoái vốn tại 62 DN; năm 2020 thực hiện thoái vốn tại 28 DN. Tổng số thoái vốn 8 tháng đầu năm được 2.432 tỷ đồng, thu về 4.653 tỷ đồng. Lũy kế từ năm 2016 – tháng 8-2019 đã thoái 24.496 tỷ đồng, thu về 170.609 tỷ đồng.

Nguyên nhân khiến cho tiến độ CPH, thoái vốn còn chậm là do quá trình CPH DNNN cần có nhiều thời gian để xử lý vướng mắc về tài chính, đất đai, lao động trong giai đoạn trước CPH làm kéo dài thời gian thực hiện. Đặc biệt là vấn đề xác lập hồ sơ pháp lý đất đai do UBND địa phương thực hiện chậm, kéo dài thời gian hơn so với quy định dẫn đến các DN phải điều chỉnh tiến độ CPH. Tỷ lệ vốn nhà nước trong phương án CPH DNNN còn cao dẫn đến giảm sức hút đối với các nhà đầu tư mua cổ phần, ảnh hưởng đến thành công của việc CPH.

Việc chậm quyết toán bàn giao sang công ty cổ phần của các DN CPH đã chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, làm ảnh hưởng đến công tác bàn giao và thu nộp các khoản về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN. Việc bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC còn chậm, chưa đảm bảo kế hoạch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Nhiều DN chậm đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán làm ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch của thị trường, chậm đổi mới công tác quản trị DN sau cổ phần theo thông lệ và chuẩn mực của các DN trên thị trường chứng khoán, cũng như hạn chế công tác giám sát của toàn xã hội đối với hoạt động của các DN này.

Trước thực trạng trên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Đổi mới và phát triển DN đã yêu cầu phải đẩy nhanh tiến trình CPH với yêu cầu cần phải nhanh và đúng pháp luật. Các Bộ ngành địa phương cần tiếp tục rà soát toàn diện các văn bản pháp luật để tháo gỡ vướng mắc khó khăn trong công tác CPH, thoái vốn, đảm bảo công khai, minh bạch, rõ ràng và khả thi.

Ông Đặng Quyết Tiến – Cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) cho rằng, các văn bản pháp quy đã có đủ, vấn đề quan trọng là phương pháp tổ chức thực hiện, cần xác định tốt giá trị DN. Tới đây các cơ quan đại diện sở hữu, các Bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ với các UBND các tỉnh thành để chúng ta kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho các DN để đẩy nhanh tiến độ CPH. Thứ hai là chuẩn bị tốt các khâu xác định giá trị DN thì mới đảm bảo được tiến độ CPH từ nay đến 2020.

Đặc biệt, các DNNN thuộc diện CPH cần khẩn trương rà soát toàn bộ quỹ đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai trình UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ý kiến về phương án và giá đất để cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tổ chức xác định giá trị DN CPH theo đúng quy định.

Hà An

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文