Lạm phát năm 2021 dự báo sẽ đạt ở mức dưới 4%

07:12 06/03/2021
Mặc dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tác động sâu rộng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân, doanh nghiệp (DN) nhưng đến thời điểm này, các chuyên gia và các tổ chức quốc tế đều nhìn nhận doanh nghiệp đã thích ứng với trạng thái bình thường mới, và dự báo lạm phát trong năm 2021 sẽ ở mức 3% đến dưới 4%.


Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2021 tăng 1,52% so với tháng trước, đây là mức tăng cao nhất trong 8 năm gần đây và tăng 1,58% so với tháng 12/2020. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 2/2021 chỉ tăng 0,7%, thấp nhất kể từ năm 2016 đến nay. Bình quân 2 tháng đầu năm 2021, CPI giảm 0,14% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2020, diễn ra trong bối cảnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, nhưng bằng một loạt giải pháp kịp thời, Việt Nam đã có sự chuyển biến tích cực trong ổn định kinh tế. GDP năm 2020 tăng 2,91% so với cùng kỳ năm 2019.

Mới đây, dự báo về tình hình kinh tế của Việt Nam, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng, mặc dù đại dịch để lại môt số tác động bất lợi kéo dài, nền kinh tế dự kiến sẽ phục hồi mạnh trong năm 2021 khi quá trình bình thường hóa các hoạt động kinh tế trong và ngoài nước tiếp diễn. Các chính sách tài khóa và tiền tệ được kỳ vọng sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ, mặc dù ở mức độ thấp hơn so với năm 2020 và lạm phát được dự báo sẽ vẫn gần với mục tiêu của Chính phủ là 4%.

Cầu tiêu dùng tăng cũng là một nhân tố có thể thúc đẩy lạm phát tăng cao.

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, năm 2021, nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi và phát triển mạnh mẽ sẽ tạo áp lực lớn đến mặt bằng giá cả, lãi suất, tỷ giá và lạm phát. Cầu tiêu dùng tăng cũng là một nhân tố có thể thúc đẩy lạm phát tăng cao.

Mặt khác, vừa qua, lãi suất ngân hàng đã xuống tương đối thấp. Khi sản xuất phục hồi, nhu cầu về vốn tín dụng tăng cao sẽ có khả năng thúc đẩy lãi suất và lạm phát tăng cao. Hơn nữa, một lượng tiền lớn có thể đã chuyển hướng vào lĩnh vực bất động sản thông qua trái phiếu lãi suất cao của các DN bất động sản, nên dù đại dịch bùng phát, nhưng giá cả các phân khúc của thị trường này không giảm, thậm chí ở nhiều địa phương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh còn tăng cao. Đặc biệt, có một lượng tiền lớn đang chảy mạnh vào thị trường chứng khoán.

“Đây có thể là dấu hiệu nền kinh tế phục hồi rất tốt và kỳ vọng sáng sủa của các nhà đầu tư vào sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Nhưng cũng cần theo dõi chặt chẽ sự biến động trên cả hai thị trường này để tránh các tình huống có thể ảnh hưởng xấu đến thị trường và thị trường tài chính tiền tệ và lạm phát. Thêm vào đó, khả năng vốn FDI sẽ tiếp tục tăng cao trong năm 2021 cũng sẽ là một nhân tố có thể đẩy lạm phát tăng cao”, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.

Dự báo về mức lạm phát của năm 2021, TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế tài chính cho rằng, năm 2021, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn nhờ có vaccine, đồng thời kinh tế trong nước và thế giới phục hồi, lạm phát so với cùng kỳ năm trước sẽ có xu hướng tăng trở lại. Với giả định lạm phát cơ bản tăng trung bình 0,23%/tháng, tương đương với mức tăng của năm 2019 – là năm trước khi xảy ra bệnh dịch, đồng thời giá xăng dầu thế giới và trong nước tăng nhẹ, CPI so với cùng kỳ năm trước của tháng 12/2021 sẽ tăng khoảng hơn 3%, còn lạm phát trung bình sẽ ở mức khoảng hơn 2%. Trong trường hợp có biến động mạnh về giá xăng dầu hay giá thực phẩm như năm 2019, lạm phát trung bình trong năm nay nhiều khả năng sẽ vẫn ở mức dưới 3%.

PGS. TS. Ngô Trí Long cũng cho rằng, năm 2021 vẫn rất khó đoán định do thị trường thế giới diễn biến bất thường, đặc biệt đại dịch COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế và hệ thống ngân hàng trong nước. Do đó, công tác điều hành giá cần tiếp tục điều hành một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động. Chính sách tài khóa cần phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra; đồng thời góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Lưu Hiệp

Để thu hút cá nhân và doanh nghiệp, Hồ Quốc Thân (SN 1992, quê quán xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) giới thiệu rằng anh ta đã được tiếp quản nguồn tài sản, di sản rất lớn từ "Tổng bộ Hồ Chí Minh"; đồng QFS được bảo chứng bằng di sản của nhiều nguồn, các gia tộc lưu lại trong hàng trăm năm qua, được 48 nước công nhận và sẽ được kích hoạt vào tháng 10, 11/2024 tại Việt Nam… Tham gia vào "hệ sinh thái" doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ vốn để tái cơ cấu, phát triển không phải thế chấp, không phải trả lãi suất. Vì thế, cho đến khi cơ quan Công an vào cuộc, đã có khoảng 100 doanh nghiệp và gần 400 cá nhân đã mua đồng QFS, với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng.

Sáng 25/12, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm (ANM và PCTP) sử dụng công nghệ cao (CNC) Công an tỉnh vừa chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an, Công an TP Tam Kỳ, Công an huyện Thăng Bình triệt xóa đường dây đánh bạc qua mạng xã hội dưới hình thức ghi lô đề quy mô hơn 50 tỷ đồng.

Đêm 24/12, các tổ công an 141 Công an TP Hà Nội triển khai nhiệm vụ trên địa bàn toàn thành phố đảm bảo ANTT, phòng chống đua xe đêm Noel qua đó đã phát hiện, xử lý rất nhiều trường hợp "quái xế" ngổ ngáo có hành vi nẹt pô, lạng lách, đánh võng gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Ngày 24/12, tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, Công an tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp với Công an huyện Mai Sơn và Đội Quản lý thị trường (khu vực Mai Sơn, Yên Châu) đã kiểm tra, phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo Châu Sơn La sản xuất, kinh doanh bánh mỳ tươi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文