Lập công ty ảo bán hàng trên mạng để lừa đảo

10:09 19/04/2013
Vào cuối tháng 3/2013, anh Đoàn Hồng Nhật (35 tuổi, ngụ tại Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) tìm đến Công an phường Tân Thới Hiệp (quận 12) để trình báo về việc bị lừa đảo của mình.

Theo đơn trình báo, gia đình anh đang xây nhà nên có nhu cầu mua sắt thép với số lượng lớn. Qua tham khảo giá cả ở nhiều đại lý trên trang Vatgia.com, anh Nhật đã quyết định đặt mua sắt tại địa chỉ Đại lý sắt thép Khang Phát (230 Lê Thị Riêng, quận 12).

Bởi theo bảng giá trên mạng thì đại lí này phân phối sắt rẻ hơn 10 ngàn đồng/ký, thép rẻ hơn 40 ngàn đồng/cây so với giá thị trường. Chính vì thế, anh Nhật đã gọi đến đại lí này để đặt 100 cây sắt phi 16; 40 cây sắt phi 10; 800kg sắt, với tổng số tiền phải trả là 38,5 triệu đồng.

Chiều 22/3, một người tên Sơn gọi cho anh Nhật nói đến công ty để giao hàng. Tuy nhiên, do có việc bận nên anh Nhật đã nhờ người em họ tên Phạm Xuân Phong (35 tuổi) đến địa chỉ trên để nhận giùm. 12h30 cùng ngày, khi đang đi đường, Sơn gọi cho anh Phong chờ ở cầu vượt Tân Thới Hiệp rồi có người ra đón.

Nguyễn Sỹ Kiên tại cơ quan Cảnh sát điều tra.

Sau khi đón Phong vào, Sơn dẫn Phong tới Công ty Thực phẩm Thiên Hương (cách cầu vượt Tân Thới Hiệp 200m) và nói đường vào công ty cấm xe tải nên giao hàng ở đây. Sau khi cân hàng xong và nhận tiền của Phong, nhóm của Sơn gồm có 6 người lên xe tải và bảo anh Phong cho địa chỉ rồi chạy về trước đi, xe của Sơn sẽ đưa hàng đến tận nhà. Tin tưởng lời Sơn, anh Phong cho địa chỉ nhà và chạy về.

Trên đường đi, anh Nhật gọi điện hỏi anh Phong xem đã nhận sắt chưa thì anh Phong nói xe sẽ giao hàng đến tận nhà. Nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo, ngay lập tức, anh Nhật gọi điện cho Sơn thì số điện thoại không liên lạc được, quay lại nơi giao hàng nhưng chiếc xe tải cũng đã biến mất. Sau đó, anh Nhật lần theo thông tin trên Vatgia.com chạy tới địa chỉ 230 Lê Thị Riêng, quận 12 thì mới biết địa chỉ và Đại lý sắt thép xây dựng Khang Phát là ảo.

Tương tự như sự việc của anh Nhật, chị Hoàng Phương Thảo (37 tuổi, thường trú tại Huế) có mở một cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng ngay tại thành phố Huế. Khi lên mạng tham khảo giá vật liệu, chị thấy công ty cổ phần sắt thép xây dựng Hải Châu (địa chỉ tại 120 QL1A, phường Thới An, quận 12, TP Hồ Chí Minh) có giá rẻ hơn rất nhiều so với giá thị trường, chị Thảo đã quyết định đặt hàng với số tiền 200 triệu đồng thông qua một người tên là Kiên. Sau đó, chị Thảo nhờ anh của mình là ông Bùi Ngọc Châu (61 tuổi, trú tại quận Bình Thạnh) đứng ra giao dịch. Qua liên lạc với Kiên, ông Châu được Kiên hẹn gặp ở cầu vượt Tân Thới Hiệp vào 8h sáng 5/4.

Sau khi đến gặp, ông Châu được hai người thanh niên tên Phương và Trường dẫn vào cửa hàng sắt thép Hải Châu thăm quan. Sau đó, hai đối tượng này dẫn ông Châu ra quán nước để giao dịch. Tại đây, ông Châu đã giao 20 triệu đồng tiền đặt cọc cho Trường và Phương để thuê xe vận chuyển vật liệu về Huế. Khi đang trên đường về, ông Châu thấy có dấu hiệu không bình thường, liền quay lại Công ty Hải Châu nhưng nhân viên ở đây xác nhận Phương và Trường không phải là người của công ty.

Cùng lúc đó, có 4 người cũng đến công ty để chờ đặt cọc tiền như ông Châu. Biết đã bị lừa nên ông Châu cùng với hai người bạn của mình là Trần Mạnh Trường (42 tuổi), Lê Lập (40 tuổi) giả làm người mua sắt thép để tóm gọn đối tượng.

Đến 1h chiều 16/4, được dẫn đến nơi giao hàng trên đường Nguyễn Ảnh Thủ (phường Trung Mỹ Tây, quận 12), ông Châu gọi điện vào số điện thoại của Kiên thì thấy một người đàn ông trong nhóm 6 người đang đứng bắt máy. Xác định đây là người đã liên lạc với mình hôm trước, ông Châu cùng với anh Trường và Lập liền áp giải tên Kiên về Công an phường Trung Mỹ Tây, 5 tên còn lại thấy động nên đã hốt hoảng bỏ chạy.

Tại Công an phường Trung Mỹ Tây, Kiên khai tên là Nguyễn Sỹ Kiên (35, quê Nghệ An), trong vụ của ông Châu, tên Kiên được chia 5 triệu đồng. Hai tên Trường và Phương hiện đã bỏ trốn.

Theo Trung tá Trần Văn Hải (Trưởng Công an phường Trung Mỹ Tây), trong thời gian qua, ông cũng đã nhận được hàng chục đơn tố cáo với hành vi tương tự. Bên cạnh đó, khi áp giải tên Kiên về Công an phường Hiệp Bình Phước, cũng đã có nhiều nạn nhân tới để xác nhận người lừa đảo mình bằng thủ đoạn như trên.

Hiện vụ việc đang được Công an tiếp tục điều tra mở rộng và xử lý theo pháp luật.

Kẽ hở mà những đối tượng này dựa vào để lừa đảo là đăng ký bán hàng trên trang thương mại điện tử có tiếng Vatgia.com, chỉ cần đóng 428 ngàn/tháng là có một ô hàng để quảng cáo thương hiệu của mình. Với thao tác đơn giản, gửi tên công ty, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, sản phẩm cần bán, Vatgia.com sẽ đưa công ty đó lên website mà không cần đi xác thực thông tin có đúng hay không. Mặc dù chính website Vatgia.com khi đăng thông tin đã đăng kèm lời cảnh báo: không gửi tiền trực tiếp cho người bán bạn không quen biết khi chưa nhận được hàng, việc nắm mọi thông tin cá nhân của người bán không bảo vệ bạn khỏi bị lừa, thế nhưng nhiều người vẫn bị lừa vì một suy nghĩ đơn giản: Vatgia.com là một website uy tín, công ty có địa chỉ, có số điện thoại rõ ràng.

Đến khi đã bị lừa, nhiều người mới tá hỏa tìm đến địa chỉ trên nhưng tất cả chỉ là địa chỉ ảo. Khi đi tìm hiểu thông tin, chúng tôi đã được Công an 3 phường tại quận 12 xác nhận có ít nhất 3 công ty buôn bán vật liệu xây dựng lấy địa chỉ ảo tại quận: Công ty Khang Phát (230, Lê Thị Riêng, quận 12), Công ty Hải Châu (166/8, phường Tân Thới Hiệp, quận 12) và Công ty Toàn Thắng (25/3A, QL1A, An Phú Đông, quận 12).

Minh Phương

Sáng 18/11, trong quá trình lực lượng chức năng thực hiện đảm bảo ANNT, cưỡng chế thu hồi đất, nhóm các đối tượng thành viên trong gia đình bà Nhan – ông Điền đã dùng bom xăng, xe cuốc, hung khí tấn công lực lượng chức năng, khiến 5 CBCS bị thương, nhiều phương tiện, máy móc của đơn vị thi công công trình bị hư hại.

Khoảng 16h ngày 18/11, tại khu vực bãi bồi sông Hồng thuộc địa bàn xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đã xảy ra vụ đuối nước thương tâm khiến 5 học sinh đều sinh năm 2011, học sinh trường THCS xã Hiền Quang mất tích, hiện mới tìm thấy 1 thi thể.

Để tránh sự phát hiện, các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả ngụy trang trên trang thương mại điện tử Lazada hoặc trên sàn giao dịch điện tử Bambooship để tạo các đơn vận chuyển với nội dung giả là sản phẩm linh kiện điện tử. Thực tế, trong mỗi kiện hàng là thuốc lá nhập lậu để gửi đến các tỉnh, thành phố để tiêu thụ. 

Tâm thấy dải phân cách trồng nhiều bụi cau kiểng có chiều cao che khuất tầm nhìn các bảng quảng cáo nên nảy sinh ý định thuê người cưa các bụi cây cau kiểng để tạo khoảng trống, không bị khuất tầm nhìn. Tâm đã thuê 3 đối tượng chặt 9 cây cau kiểng với giá 15 triệu đồng.

Ngày 18/11, Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, vừa bắt giữ 2 phụ nữ dùng xe ôtô vận chuyển ma túy từ thị xã La Gi tới TP Phan Thiết, Bình Thuận để kiếm 500 nghìn đồng tiền công.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文