“Lên đời” cho cá tra

09:03 11/07/2016
Với kim ngạch xuất khẩu hằng năm khoảng 1,8 tỷ USD, cá tra được mệnh danh là “con cá vàng tỷ đô” của ĐBSCL. Trong đó, phần lớn giá trị thu được là nhờ xuất thô dưới dạng fillet đông lạnh. Tuy nhiên, cũng từ lúc này, đã có những doanh nghiệp (DN) tiên phong như Tập đoàn Sao Mai nhanh nhạy ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng, khép kín chuỗi nuôi trồng và chế biến con cá tra Việt Nam.



Giống như nhiều nông sản khác, sản phẩm cá tra xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là xuất thô sau quá trình sơ chế tại nhà máy. Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VN Pangasius), chỉ có chưa đến 5% trong tổng sản phẩm cá tra là mặt hàng giá trị gia tăng như dầu cá, bột cá và collagen.  

Ông Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký VN Pangasius cho biết: có rất ít DN chịu đầu tư để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao từ cá tra và xuất khẩu thô phổ biến vì sản phẩm cá tra fillet thì dễ làm, dễ bán và có thể bán với khối lượng lớn.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám thăm nhà máy tinh luyện dầu cá Sao Mai.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) từng khuyến cáo, giá cá tra xuất khẩu phải ở mức tối thiểu 3 USD/kg thì mới bảo đảm các bên có lãi. Nhưng do giành giật khách hàng, nhiều DN đã chào giá chỉ 1,8 - 2,3 USD/kg với sản phẩm chủ yếu là fillet đông lạnh. Các DN xuất khẩu cạnh tranh bằng cách hạ chất lượng sản phẩm khiến nhà nhập khẩu lấy cơ hội này để ép giá DN Việt Nam; các DN lại ép vùng nguyên liệu và trong đó có cả bà con nông dân.

Trong tái cơ cấu ngành hàng thủy sản, đây là thời điểm cần thiết để đầu tư vào chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm và ai thực hiện trước sẽ giành được cơ hội lớn. Đi theo xu thế này, một số DN bước đầu đã tạo ra sản phẩm giá trị cao như dầu ăn, collagen, gelantin.

Ông Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Sao Mai cho biết: “Hiện nay chúng ta đang rất lãng phí, làm ra hạt lúa chủ yếu để lấy gạo mà quên mất giá trị từ phụ phẩm như trấu, cám, rơm, rạ. Tương tự, làm ra con cá tra chỉ lấy 30% thịt fillet xuất khẩu, phần còn lại cho là thứ phế phẩm để làm thức ăn gia súc; phần dầu cá bổ dưỡng thì được bán ra nước ngoài với giá thấp, không tương xứng với giá trị thật của nó”.

Vì vậy, khi tiếp cận với đề tài khoa học của Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) về những lợi ích tuyệt vời từ mỡ cá tra, Tập đoàn Sao Mai đã quyết tâm làm cho bằng được dự án tinh luyện mỡ cá tra thành dầu ăn để giải đáp cho những trăn trở của mình. Năm 2010, mặc dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang còn nhiều ẩn trắc nhưng Tập đoàn Sao Mai đã khởi công xây dựng nhà máy tinh luyện dầu cá công suất 200 tấn nguyên liệu/ngày với tổng mức đầu tư trên 500 tỉ đồng. 

Kỹ sư Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sao Mai trả lời báo chí về “Ứng dụng Công nghệ hiện đại để lên đời cho con cá tra”.

Giữa năm 2013, nhà máy đi vào sản xuất thử nghiệm và đầu tháng 10-2014, sản phẩm dầu ăn làm từ dầu cá tinh luyện nhãn hiệu Ranee chính thức có mặt trên thị trường. Không dừng lại chỉ có một sản phẩm Cooking Oil, Tập đoàn Sao Mai tiếp tục đầu tư  thêm 17 triệu USD để khép kín dây chuyền đóng chai hoàn toàn tự động và lắp đặt thiết bị chế biến Shortening từ tinh chất dầu cá  phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nội địa lẫn xuất khẩu.

Với công nghệ tinh luyện hiện đại hàng đầu thế giới nhập khẩu từ châu Âu, dầu ăn cao cấp Ranee có nhiều tính năng ưu việt và chứa các dưỡng chất tự nhiên quý như các axít béo không no Omega 3, 6, 9, EPA, DHA, vitamin A, E, khoáng vi lượng canxi rất thiết yếu đối với sức khỏe con người. Mặt khác, do cá tra được nuôi theo một quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt nên dầu ăn cao cấp Ranee cũng là sản phẩm song sinh được "hưởng lây" về mức độ ATVSTP và được Viện Dinh dưỡng quốc gia khuyên dùng.

PV

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文