Liên kết phát triển bền vững ngành dừa

08:29 10/04/2015
Tỉnh Bến Tre có hơn 63.000ha diện tích trồng dừa, với sản lượng trên dưới 500 triệu trái/năm. Những năm qua, ngành công nghiệp dừa Bến Tre có bước phát triển và đóng vai trò hạt nhân trong ngành công nghiệp chế biến dừa ở Việt Nam. Tuy nhiên, ngành sản xuất chủ lực của quê hương Đồng Khởi nhiều lúc cũng thăng trầm, tồn tại nhiều hạn chế…

Ông Phan Văn Mãi - Phó Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre dẫn chứng, từ năm 2001 trở về trước, người trồng dừa chủ yếu sống phụ thuộc vào việc bán trái dừa khô. Các sản phẩm công nghiệp từ trái dừa chủ yếu là kẹo và tiêu thụ ở dạng sơ chế, chứ chưa có sản phẩm hàm lượng công nghệ cao và giá trị gia tăng để xuất khẩu. Giá một trái dừa khô chỉ ở mức từ 500 đến 700 đồng. Cho đến khi công nghệ chế biến cơm dừa nạo sấy phát triển, đời sống người trồng dừa mới được nâng lên…

Ngành dừa phát triển vừa giải quyết việc làm vừa nâng cao đời sống người dân.

Năm 2005, có 16 nhà máy cơm dừa nạo sấy ra đời cùng với hàng loạt nhà máy chế biến các sản phẩm như than gáo dừa, thạch dừa, chỉ xơ dừa…, giá dừa khô tăng lên 1.800 đồng/trái (tăng 388%), năm 2010 tăng 8.175 đồng/trái (tăng 454%). Sau 10 năm, công nghệ chế biến các sản phẩm dừa có giá trị cao và giá trị kinh tế cao hơn như: cơm dừa nạo sấy, sữa dữa, bột sữa dừa, than hoạt tính được áp dụng vào sản xuất thì giá dừa nguyên liệu tăng nhanh, đỉnh điểm năm 2011 lên đến 11.900 đồng/trái dừa.

Ông Hồ Vĩnh Sang – Chủ tịch Hiệp hội Dừa Bến Tre cho biết: Có lúc giá dừa nguyên liệu quá cao, nông dân hưởng lợi, còn các nhà máy không cạnh tranh nổi với thương nhân nước ngoài vào tận Bến Tre thu mua nguyên liệu, phải tạm ngừng sản xuất. Có lúc giá dừa quá thấp, nhiều nông dân phải phá bỏ trồng cây khác có giá trị kinh tế cao hơn.

Mỗi năm có khoảng 20-25% sản lượng dừa trái được các thương lái Trung Quốc thu mua, số còn lại cung ứng cho các doanh nghiệp (DN) sản xuất, chế biến xuất khẩu trong và ngoài tỉnh. Vì vậy, hiện nay các doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với tình tạng nguồn nguyên liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ không ổn định.

Ông Lê Văn Hùng - Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu cho biết, những khó khăn mà ngành dừa đang gặp là quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu phát triển cây dừa, cũng như phương án tổ chức sản xuất chưa được áp dụng vào thực tế. Thương lái người nước ngoài đến trực tiếp thu mua nguyên liệu số lượng lớn với chiêu tăng giá liên tục trong thời gian dài làm cho các nhà máy thiếu hụt nguyên liệu nghiêm trọng. Trong khi đó, năng suất dừa chưa cao vì nông dân chưa áp dụng triệt để khoa học kỹ thuật. Các nhà máy chưa có chính sách liên kết tạo vùng nguyên liệu.

Đặc biệt, thiếu chú trọng tính công bằng lợi ích giữa nông dân trồng dừa và doanh nghiệp, chưa có chính sách hỗ trợ vùng nguyên liệu để nông dân sát cánh cùng nhà máy trong những lúc khó khăn nhất…

“Với những diễn biến ngành công nghiệp dừa trong 10 năm qua cho thấy, ngành công nghiệp dừa Bến Tre phát triển thiếu tính bền vững. Ngành dừa đang đứng trước sức ép phải nâng cao sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển thâm nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu”, ông Phan Văn Mãi – Phó Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre nói.

Vì vậy, việc cần thiết phải hình thành chuỗi giá trị dừa, dựa trên sự gắn kết giữa các nhóm tác nhân có chức năng sản xuất trực tiếp và các nhóm tác nhân có chức năng hỗ trợ, cung cấp dịch vụ. Chuỗi giá trị chỉ tồn tại, phát triển, lớn mạnh và bền vững khi tất cả các nhóm tham gia liên kết chặt chẽ, cộng tác, hợp tác với nhau và chia sẻ lợi tức sinh ra một cách hài hòa.

Từ hệ thống đại lý vật tư nông nghiệp, nông dân trồng dừa, thương lái thu mua dừa trái, các cơ sở sơ chế dừa trái, các cơ sở - nhà máy – doanh nghiệp chế biến vỏ dừa, mụn dừa, chỉ xơ dừa, thạch dừa, kẹo dừa, than gáo dừa và than hoạt tính, cơm dừa nạo sấy, sữa dừa, kem dừa, dầu dừa tinh khiết và vô số sản phẩm khác. Sự bền vững trong liên kết, sáng tạo trong đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm giúp chuỗi giá trị tạo ra ngày càng nhiều giá trị gia tăng, lợi tức cho người tham gia và công ăn việc làm cho cộng đồng.

Tiến sĩ Trần Tiến Khai, Trưởng bộ môn Kinh tế NN-PTNT (Khoa Kinh tế, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh) dẫn chứng: Năm 2010, giá xuất khẩu dừa (dừa lột vỏ) đạt mức cao nhất khoảng 487 USD/1.000 trái; nhưng nếu có công nghệ chế biến sâu, sản phẩm dừa có thể đạt mức 900 USD/1.000 trái. DN chế biến dừa là thị trường trực tiếp của người trồng dừa, DN ổn định thì cuộc sống của người trồng dừa mới ổn định. DN còn là cầu nối giữa tỉnh, người trồng dừa với thị trường thế giới.

Ông Võ Thành Hạo – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết, ngành công nghiệp chế biến dừa Bến Tre đã phát triển cao với hàng chục mặt hàng thực phẩm, mỹ phẩm và hàng trăm mặt hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo, độc đáo. Cây dừa không chỉ có giá trị về kinh tế, mà còn là văn hóa, là tâm hồn, là cốt cách của người Bến Tre từ xa xưa đến ngày nay. Trong 10 năm, tốc độ mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm chế biến từ dừa rất nhanh, đã đưa sản phẩm dừa Bến Tre có mặt ở hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Văn Vĩnh

Căn cứ hợp đồng của dự án đã ký giữa UBND thành phố và doanh nghiệp dự án là Công ty Trung Nam, thì lịch thu hồi nợ vay của BIDV với Công ty Trung Nam và lịch thu hồi nợ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với BIDV được xác định tương ứng theo lịch thanh toán của UBND thành phố theo quy định tại hợp đồng BT của dự án. Thực chất đây là khoản cho vay ứng trước cho nhà đầu tư khi ngân sách thành phố chưa bố trí được nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư.

Ngày 11/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Lò Minh Phương (SN1991, trú tại tổ 2, phường Chiềng Cơi, TP Sơn La), nguyên nhân viên ngân hàng trên địa bàn TP Sơn La về hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viên thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 11/5, Phòng CSHS phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao, Công an tỉnh Cao Bằng và các đơn vị chức năng đã triệt phá nhóm đối tượng có hành vi Lừa đảo trên không gian mạng với thủ đoạn giả danh sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee tại tỉnh Cao Bằng và tỉnh Thái Nguyên.

Liên quan đến thông tin Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hậu Giang bắt tạm giam Hoàng Đình Tùng và vợ Trần Thị Hồng Nga về hành vi “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”, chiều 11/5, Cục Quản lý xuất nhập cảnh cho biết đang tiếp tục điều tra, xác minh mở rộng các đối tượng môi giới trong đường dây này và xác minh, làm rõ thêm nhiều người đã được tổ chức cho xuất cảnh hoặc đã đăng ký, nộp tiền cho cặp vợ chồng này.

Cắt khóa, dập lửa, cứu người, cứu hàng hóa...một cách nhanh gọn lẹ của 22 "Tổ liên gia an toàn PCCC" trong Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ do Công an TP Hồ Chí Minh tổ chức cho thấy người dân đã bắt đầu ý thức được việc PCCC, cứu nạn cứu hộ, có thêm nhiều kinh nghiệm và các Tổ liên gia an toàn PCCC phát huy được hiệu quả...

Hai đối tượng gồm Đào Văn Nhật Tùng (SN 1985) và Lê Văn Minh (SN 1984, cùng trú tại thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Bị phát hiện đang khai thác cát trái phép, Tùng và Minh đã điều khiển tàu tháo chạy rồi dùng ống xịt áp suất lớn phun nước về phía phương tiện của lực lượng chức năng.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện một chiếc xe ô tô đầu kéo gặp sự cố khiến hàng trăm lít dầu nhớt đổ ra đường, Đội CSGT Công an huyện Nghi Lộc phối hợp Tổ công tác Trạm CSGT Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng triển khai thu dọn vết dầu tránh gây nguy hiểm cho người, phương tiện tham gia giao thông.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文