Lúa gạo Việt Nam chuyển mình với Đề án tái cơ cấu 7.000 tỷ đồng

08:40 27/10/2016
Để thay đổi diện mạo của ngành lúa gạo, nâng cao vị thế và uy tín trên thị trường thế giới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã thông qua đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo với kinh phí thực hiện gần 7.000 tỷ đồng. Trong đó, mục tiêu lớn nhất của đề án này là thu nhập của nông dân sẽ được cải thiện hằng năm và bảo đảm lợi nhuận từ 30% tổng thu trở lên.


Từ một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, Việt Nam đang thụt lùi vị trí của mình. Nhiều chuyên gia nhận định, hàng loạt tồn tại như mức tổn thất sau thu hoạch cao, cơ sở hạ tầng phục vụ cho vận chuyển như cảng, đường… còn yếu khiến chi phí bị đội lên nhiều lần... đã làm giảm tính cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Và nếu không thay đổi, Việt Nam sẽ tự đánh mất uy tín của mình và nhường cả “sân nhà” cho gạo ngoại.

Để thay đổi diện mạo của ngành lúa gạo, nâng cao vị thế và uy tín trên thị trường thế giới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã thông qua đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo với kinh phí thực hiện gần 7.000 tỷ đồng. Trong đó, mục tiêu lớn nhất của đề án này là thu nhập của nông dân sẽ được cải thiện hằng năm và bảo đảm lợi nhuận từ 30% tổng thu trở lên. 

Ngành lúa gạo sẽ có 5 năm để “cựa mình” trỗi dậy.

Theo ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT cho biết, đề án tái cấu trúc ngành hàng lúa gạo Việt Nam giai đoạn 2020, tầm nhìn 2030 có 25 chương trình, dự án được ưu tiên vốn, gồm các nội dung như: quy hoạch, rà soát quy hoạch hoàn chỉnh hạ tầng đồng ruộng, chuyển đổi đất lúa; các dự án, đề tài khoa học công nghệ cho nghiên cứu chọn tạo giống; tổ chức sản xuất và cơ giới hóa, chế biến; phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu…

Đề án đưa ra định hướng sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long hướng đến thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa ở phân khúc gạo chất lượng cao. Hình thành vùng sản xuất lúa thơm phục vụ xuất khẩu ở các vùng phù sa ngọt và ven biển. Chuyển đổi diện tích sản xuất lúa ở các nơi có hiệu quả thấp sang cây trồng khác hoặc nuôi trồng thủy sản, giảm diện tích lúa xuân hè và lúa vụ ở nơi không đủ điều kiện. 

Các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020 gồm: giảm tổn thất sau thu hoạch dưới 8%; tại các vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa, diện tích liên kết sản xuất, tiêu thụ, xây dựng cánh đồng lớn, vùng nguyên liệu chiếm từ 20% trở lên; 20% lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam. Trong đó, mục tiêu quan trọng nhất là thu nhập của nông dân sẽ được cải thiện hằng năm và bảo đảm lợi nhuận từ 30% tổng thu trở lên.

Ngoài ra, đề án cũng đề cập đến việc khuyến khích doanh nghiệp tư nhân mở rộng kinh doanh, đầu tư vào ngành lúa gạo bằng các dự án hợp tác công tư (PPP), ưu đãi thuế, vốn vay…; đặc biệt ưu tiên các doanh nghiệp có vùng nguyên liệu, doanh nghiệp hoạt động nghiên cứu khoa học và khuyến nông, doanh nghiệp kinh doanh vật tư đầu vào có liên kết với nông dân. 

Thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào việc xây dựng vùng nguyên liệu, hình thành liên kết và lâu dài giữa các tổ chức liên kết sản xuất của nông dân, hợp tác xã với các doanh nghiệp nòng cốt và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này tham gia xuất khẩu.

Để đạt được các mục tiêu trên, Bộ NN&PTNT đã đưa ra lộ trình thực hiện và danh mục các dự án cần ưu tiên thực hiện từ năm 2017 - 2022. Tổng kinh phí hơn 7.000 tỷ đồng. Trong đó, 5.000 tỷ đồng là dự án hoàn chỉnh đồng ruộng, củng cố giao thông và thủy lợi nội đồng, hệ thống điện phục vụ sản xuất ở các vùng chuyên canh lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và duyên hải Nam Trung Bộ. Ngoài ra, là hàng loạt các dự án về chọn giống lúa, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật và các chủng loại gạo phục vụ xuất khẩu… được lên kế hoạch.

Theo ông Nguyễn Trung Kiên, Trưởng bộ môn Nghiên cứu thị trường và ngành hàng (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn), ngành lúa gạo của nước ta có chi phí sản xuất cao nhưng lợi nhuận mang lại thấp hơn nhiều so với Thái Lan và Ấn Độ, thậm chí là Campuchia. 

“Gần 30 năm xuất khẩu gạo, nước ta chỉ loay hoay tập trung vào thị trường châu Á. Thời gian gần đây có xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu nhưng vừa qua nhiều container gạo bị trả về do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) vượt mức cho phép. Ngược lại, Campuchia mới tham gia thị trường xuất khẩu gạo nhưng 71% tổng lượng gạo xuất khẩu của họ xuất sang thị trường châu Âu với giá cao. Trong khi 76% lượng gạo xuất khẩu của nước ta lại xuất sang thị trường châu Á với giá thấp nên xuất nhiều nhưng lợi nhuận không nhiều”, ông Kiên đánh giá về thực trạng ngành lúa gạo.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bày tỏ lo ngại khi nông nghiệp Việt Nam đối mặt với nhiều vướng mắc, khi tài nguyên đất và nước đang ngày càng khan hiếm do quá trình đô thị hóa. 

Bà Lan cho rằng: “Công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ cho ngành nông nghiệp còn yếu mặc dù Nhà nước đã có chính sách khuyến nông song chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Dân số làm nông nghiệp đang bị già hóa. Sản xuất nông nghiệp phải ứng phó với nhiều thảm họa thiên nhiên do biến đổi khí hậu và thảm họa môi trường do con người gây ra... Do đó, phải tiến tới một nền nông nghiệp dựa trên hiệu quả và giá trị gia tăng cao hơn, phải có cuộc cải cách sâu rộng trong toàn bộ nền kinh tế để hỗ trợ và thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển”. 

Theo bà Phạm Chi Lan, để tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo, Nhà nước cần tập trung vào các nội dung quan trọng như: Tạo môi trường phát triển nông nghiệp theo định hướng thị trường; đổi mới thể chế về đất nông nghiệp; phối hợp hành động để tăng trưởng cho mọi người và định vị lại ngành nông nghiệp Việt Nam. 

Cần thúc đẩy mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp bởi đây là "2 nhà" quan trọng trong chuỗi ngành hàng. Nhà nước thực hiện chức năng giám sát cả 2 bên trong việc tuân thủ nghiêm ngặt về hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Nhà nước cũng cần thay đổi cách thức tổ chức thương mại gạo, chủ động cung cấp thông tin thị trường, cùng doanh nghiệp quản lý rủi ro.

Ngọc Yến

Các nguồn thạo tin ngày 24/12 cho hay, thời gian gần đây, Nga đã tiến hành nhiều đợt phản công lớn tại Kursk. Cường độ các cuộc tấn công cho thấy quyết tâm của Tổng thống Vladimỉr Putin nhằm loại bỏ con bài mặc cả của Ukraine trong bối cảnh sức ép đàm phán gia tăng trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng 1/2025.

Những ngày này, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội nơi có Nhà thờ Lớn đón rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và đón lễ Giáng sinh. Nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón lễ Giáng sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí an ninh, an toàn, Công an phường Hàng Trống đã lập kế hoạch, tham mưu cho Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chính quyền địa phương tổ chức các phương án phân luồng giao thông và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).

Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức theo chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới ban hành năm 2018. Học sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn trong số 9 môn tính điểm còn lại của chương trình lớp 12.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 hoặc giữa năm 2026, với một kịch bản tiêu cực cho Ukraine, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ đề cập đến việc sẽ sớm trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột này.

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文