Minh bạch để tạo đột phá xử lý nợ xấu

11:10 28/10/2016
TS. Cấn Văn Lực, cho rằng cần có đột phá mới xử lý được nợ xấu. Cụ thể đó là đột phá thị trường mua bán nợ. Ở góc độ pháp lý, Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, nếu không có một đạo luật hay một số điều luật đặc biệt để xử lý thì sẽ có nguy cơ kéo dài số năm giải quyết nợ xấu lên trên 1 con số.

Đừng để ngân hàng một mình loay hoay xử lý nợ

Tại Hội thảo “Xử lý nợ xấu - Những nút thắt cần tháo gỡ”, ông Nguyễn Quốc Hùng - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Quản lý tài sản tổ chức tín dụng (VAMC) cho biết: 

Tại thời điểm 30-9-2012, nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) ở mức 464.664 tỷ đồng tương đương 17,21% tổng dư nợ tín dụng.  Trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, các TCTD đã cơ cấu lại 143,4 nghìn tỷ đồng dư nợ tín dụng theo Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23-4-2012. Từ cuối năm 2012 đến tháng 8-2016, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 548,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó, bán nợ cho VAMC220 nghìn tỷ đồng, chiếm 40,14%; TCTD tự xử lý 328 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 59,8%. 

Số liệu nợ xấu vẫn là con số mà nhiều chuyên gia băn khoăn.

Như vậy, tính đến tháng 8-2016, nợ xấu là 147 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 2,66% tổng dư nợ. Nếu tính cả nợ xấu TCTD bán cho VAMC sau khi thu hồi nợ và xử lý rủi ro là 186.000 tỷ thì tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ lệ 5,84 %.

Chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực cho rằng, con số nợ xấu hiện nay rất đáng quan tâm. Theo công bố của Ngân hàng nhà nước (NHNN) đến cuối tháng 8-2016 tỷ lệ nợ xấu là 2,62%. 

“Theo tính toán sơ bộ của chúng tôi, khi cộng thêm với khoản nợ xấu mà VAMC mua về nữa thì tỷ lệ nợ xấu hiện khoảng 7%. Còn dữ liệu IMF tính toán về nợ xấu của Việt Nam lên tới hơn 10%. Cần phải chốt lại con số nợ xấu để biết quy mô thực thế nào, và phải có đột phá trong xử lý nợ xấu” – TS Lực nhấn mạnh. 

Còn chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cũng đề nghị người làm luật cần biết chính xác con số nợ xấu, cơ quan quản lý là NHNN báo cáo chính xác những khoản nợ xấu có thể khảo sát, có thể điều tra thống kê được.

Số liệu nợ xấu vẫn là con số mà nhiều chuyên gia băn khoăn. (Ảnh chỉ mang tính minh họa).

Tuy nhiên, có một thực tế là trong thời gian qua, “tội đồ” gây nợ xấu chủ yếu một mình ngành ngân hàng gánh chịu và cũng chủ yếu một mình ngân hàng loay hoay tháo gỡ, vì thế, tiến độ xử lý bị đánh giá là chậm và chưa hiệu quả. 

TS. Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch VAMC cũng nhiều lần đề nghị: “Cần có cái nhìn khách quan về nợ xấu, nợ xấu không phải do một mình hệ thống ngân hàng gây ra mà do nhiều nguyên nhân. Không để một mình ngành ngân hàng loay hoay xử lý nợ xấu. Nợ xấu ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế, do vậy cả xã hội cần chung tay xử lý”. 

Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật BASICO, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) nhận định, nợ xấu chậm được xử lý thời gian qua do ít nhất 3 nguyên nhân: Thứ nhất là đổ hết lỗi gây ra nợ xấu cho ngân hàng. Thứ hai là phó thác hết trách nhiệm xử lý nợ xấu cho ngân hàng. Và thứ ba là không sửa đổi pháp luật hỗ trợ xử lý nợ xấu cho ngân hàng.

Cần có luật riêng để xử lý nợ xấu

Theo các chuyên gia, những khó khăn vướng mắc trong hoạt động xử lý nợ xấu rất nhiều nhưng tập trung ở 4 vấn đề chính. 

Thứ nhất là quy định pháp luật còn thiếu chưa phù hợp để thúc đẩy hoạt động mua bán và xử lý nợ xấu. Hoạt động xử lý tài sản bảo đảm có nhiều vướng mắc nếu không có sự hợp tác của các khách hàng vay, bên bảo đảm. Bên nhận bảo đảm chỉ có thể thực hiện khởi kiện tại Tòa án để thu hồi nợ. Trong khi đó thời gian giải quyết vụ việc tại Tòa án thường bị kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ xử lý nợ xấu của các TCTD, VAMC. 

Thứ 2, VAMC thiếu những quy định đặc thù để có thể xử lý nhanh nợ xấu. Các quy định pháp luật hiện tại chưa tạo sự thông thoáng cho hoạt động VAMC, thậm chí còn hạn chế quyền của VAMC khi thực hiện xử lý nợ thông qua các biện pháp như bán nợ, bán tài sản bảo đảm. VAMC không thực hiện được quyền chủ nợ đối với các khoản nợ xấu mua bằng trái phiếu chính phủ. 

Thứ 3, thị trường trái phiếu thiếu những cơ chế điều tiết linh hoạt và hiệu quả trong xử lý nợ xấu dẫn đến hệ quả không thu hút được các tổ chức, nhà đầu tư có tiềm lực trong tham gia vào hoạt động xử lý nợ xấu. Việc bán nợ cho nhà đầu tư nước ngoài gặp một số vướng mắc vì theo quy định pháp luật hiện hành việc nhận thế chấp chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thay đổi mục đích sử dụng đất đối với nhà đầu tư nước ngoài còn hạn chế. 

Thứ 4, việc xử lý nợ chưa có hành lang pháp lý rõ ràng để bảo vệ cán bộ, đảm bảo tính công khai minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện công việc. Hệ lụy dẫn đến hạn chế không khuyến khích TCTD, VAMC tích cực triển khai công tác xử lý nợ.

TS. Cấn Văn Lực, cho rằng cần có đột phá mới xử lý được nợ xấu. Cụ thể đó là đột phá thị trường mua bán nợ. Ở góc độ pháp lý, Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, nếu không có một đạo luật hay một số điều luật đặc biệt để xử lý thì sẽ có nguy cơ kéo dài số năm giải quyết nợ xấu lên trên 1 con số. 

Theo nghiên cứu của Luật sư Trương Thanh Đức, hiện nay, xử lý tài sản đảm bảo đang gặp nhiều vướng mắc và cần sửa đổi tới 9 luật, chưa kể Luật Đấu giá mà Quốc hội đang thảo luận. Tuy nhiên, việc sửa đổi cùng lúc 9 luật là rất khó khăn, đòi hỏi quá nhiều thời gian và sự tham gia của nhiều bộ, ngành. 

Do đó, các chuyên gia cho rằng, cần phải ban hành một bộ luật riêng về xử lý nợ xấu, đồng thời trao thêm quyền năng cho VAMC, cùng cơ chế giám sát minh bạch. Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cũng đồng tình quan điểm cho rằng cần có một luật riêng để xử lý nợ xấu giai đoạn 2008 – 2013. Sau khi xử lý xong thì luật hết hiệu lực.

Lệ Thúy

Mưa dông diện rộng được dự báo diễn ra khắp miền Bắc và tại cá tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An với lượng mưa có nơi trên 80mm. Thủ đô Hà Nội trời mát mẻ, nhiệt độ trong ngày từ 23-29 độ C.

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, ngày 2/5, Đoàn Thanh Tuấn (SN 1985, thường trú khu phố 4, phường An Thới, TP Phú Quốc), Công chức địa chính xã Cửa Dương (TP Phú Quốc) đã đến đầu thú, khai nhận hành vi vi phạm của mình.

Đảng ủy, lãnh đạo Cục B03 - Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tá Trần Quang Minh, SN 1938, nguyên Phó Cục trưởng thuộc Cục B53, Tổng cục V - Bộ Công an (nay là Cục B03, Bộ Công an); đã từ trần vào hồi 00h52 ngày 1/5/2024 (tức ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn), hưởng thọ 87 tuổi.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng tàu, đoạn thuộc địa bàn Đồng Nai, ngày 2/5, Thành ủy TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã làm việc cấp ủy, chính quyền phường Phước Tân. Đây là địa phương có nhiều vướng mắc và được đánh giá phức tạp nhất trong số các xã, phường, thị trấn có dự án trọng điểm quốc gia là tuyến cao tốc đi qua...

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an, ngày 2/5, Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung điều tra, thu thập chứng cứ về vụ tai nạn lao động khiến 6 người tử vong và 5 người bị thương nặng xảy Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu…

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Đồng chí Đại tá Đậu Bá Thư, sinh ngày 26/3/1935, nguyên Trưởng phòng 2, Cục A14, Tổng cục An ninh (nay là Cục An ninh đối ngoại - Bộ Công an); huy hiệu 60 năm tuổi đảng; được tặng thưởng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba...

17 xe chữa cháy và hơn 100 cán bộ chiến sĩ tham gia dập tắt đám cháy tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu King Fish (phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Trong lúc dập lửa, 2 cán bộ chiến sĩ chữa cháy bị ngạt khói, được đưa vào viện cấp cứu, hiện tình trạng đã ổn định…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文