Một nhà máy Khu Kinh tế cửa khẩu đóng cửa vì thủ tục hải quan

10:46 05/01/2009

Nhà máy sản xuất xe máy, xe đạp điện thuộc Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Việt - Lào (VLI) đóng tại Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) là cơ sở sản xuất công nghiệp đầu tiên và duy nhất hiện nay tại Khu kinh tế mở này vừa đi vào hoạt động được 3 tháng đã phải đóng cửa từ ngày 16/10/2008, chỉ vì những lý do về thủ tục Hải quan...

Coi con dấu như "củ khoai"!

Vào khoảng 18h ngày 16/10/2008, trong khi công nhân Công ty VLI đóng tại thị trấn Tây Sơn, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa bốc xếp xong một lô hàng gồm 35 xe đạp điện và 30 xe máy điện hiệu Soki.C.T. (Sơn Kim, Cầu Treo) lên xe tải để nhập cho khách hàng là Công ty sản xuất Xuất nhập khẩu & Thương mại HACOTA có trụ sở tại TP HCM thì bất ngờ bị lực lượng kiểm tra Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cầu Treo, Cục Hải quan Hà Tĩnh tới yêu cầu kiểm tra.

Mặc dù, đại diện Công ty VLI đã xuất trình giấy tờ gồm một hóa đơn GTGT số 0007409 ngày 16/10/2008 và một bản sao bộ tờ khai Hải quan ngày 16/9/2008 nhưng phía Chi cục Hải quan  Cửa khẩu Cầu Treo lại cho rằng chưa đầy đủ thủ tục nên lập biên bản, đồng thời ra Quyết định số 02/QĐ-HQCT ngày 16/10/2008 do ông Nguyễn Đình Bình - Chi cục Phó Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cầu Treo ký về việc thu giữ tài liệu tang vật phương tiện. Sau đó, đưa về niêm phong tại kho của Cục.

Ngày 28/10/2008, Cục Hải quan Hà Tĩnh tiếp tục ra Quyết định số 01/QĐ-HQHT về việc: Xử phạt vi phạm hành chính về hải quan ngoài lĩnh vực thuế do ông Trần Đình Lục - Cục phó, quyền Cục trưởng ký. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 10 triệu đồng và tịch thu toàn bộ hàng hóa vi phạm đối với VLI vì đã có hành vi tự ý tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát Hải quan.

Công ty VLI cho rằng việc làm trên của Cục HQ Hà Tĩnh là không hợp lý nên đã làm đơn gửi các cấp thẩm quyền yêu cầu xem xét. Ngày 13/11/2008, Tổng cục Hải quan ra Công văn số 5781/TCHQ-PC gửi Cục Hải quan Hà Tĩnh về việc xử lý vi phạm của VLI. Nội dung ghi rõ: Trên cơ sở xem xét nội dung báo cáo và hồ sơ vụ việc liên quan, Tổng cục Hải quan thấy rằng, việc Cục Hải quan Hà Tĩnh ra quyết định xử phạt đối với Công ty CPĐTPT Việt - Lào về "hành vi tự ý tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát Hải quan" là chưa có đủ cơ sở chắc chắn…

Chính ông Trần Đình Lục còn tiết lộ: Trong cuộc họp tối 30/10/2008 tại Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh gồm 8 đại diện cơ quan đơn vị liên quan vụ việc trên, Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã có ý kiến với Cục. Nên ngày 20/11/2008, Cục Hải quan Hà Tĩnh lại ra quyết định hủy bỏ toàn bộ Quyết định số 01/QĐ-HQHT ngày 28/10/2008; trả lại toàn bộ hàng hóa bị tịch thu, giao Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cầu Treo cùng áp tải hàng hóa trả về kho của VLI. Quyết định này cũng do ông Lục ký.

Trên rải thảm đỏ, dưới rải "đinh đen"!

Tiếp xúc với chúng tôi, ông Nguyễn Đình Bình, Chi cục phó Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cầu Treo nói: Việc bắt giữ số hàng hóa trên, Chi cục chỉ thực hiện theo chức năng quyền hạn của mình. Tuy vậy, đại diện Ban quản lý Khu KTCK Cầu Treo cho biết: Theo Quyết định 162/2007/QĐ-TTg ngày 19/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc: "Ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo tỉnh Hà Tĩnh" thì đây là khu vực phi thuế quan.

Lý do mà Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cầu Treo đưa ra là VLI chưa mở tờ khai Hải quan. Nhưng đó lại là trách nhiệm của đơn vị nhập hàng - Công ty HATOCA vì trong hợp đồng ký kết giữa hai công ty có điều khoản nói rõ: "Việc mua bán hàng hóa chỉ được xem là hoàn thành khi Công ty HATOCA hoàn thành các thủ tục Hải quan cần thiết để nhập hàng vào nội địa".

Một cán bộ lãnh đạo Ban quản lý Khu KTCKQT Cầu Treo vô cùng thất vọng nói: Dù đã có chế tài pháp lý theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và sự vận dụng các chính sách kêu gọi đầu tư của địa phương, vì mục tiêu phát triển KT-XH khu vực Cầu Treo và mở rộng mối quan hệ hợp tác kinh tế thương mại với nước bạn Lào và các nước láng giềng khác trong khu vực, nhưng "trên rải thảm đỏ, dưới rải đinh đen" thì công sức mấy cũng chẳng khác nào "nước đổ lá môn".

Được biết, kể từ ngày xe hàng bị tạm giữ, nhà máy tạm thời đóng cửa chờ giải quyết các "hệ lụy", hơn 100 công nhân, chủ yếu là con em địa phương bị mất việc làm...

Rõ ràng khu kinh tế mở mà "bị đóng" là hết sức đáng tiếc. Vì vậy, Hà Tĩnh cần phải làm rõ những động thái tiêu cực đằng sau vụ việc này

Ngọc Vượng - Hồng Phú

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文