Nắm bắt cơ hội để xuất khẩu hàng dệt may, da giày vào Mỹ

07:27 05/03/2016
Trong 11 nước tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ thì Việt Nam đứng đầu “bảng” với hai ngành hàng xuất khẩu chủ lực là dệt may và giày dép. 


Với những ưu đãi từ Hiệp định TPP mang lại, Việt Nam có nhiều cơ hội tại thị trường này ngay từ năm đầu tiên Hiệp định TPP có hiệu lực. Vì vậy, vấn đề còn lại là khả năng của doanh nghiệp Việt Nam như thế nào trước cơ hội thị trường rộng mở trước mắt?

Ông Đào Trần Nhân, Tham tán công sứ thương mại tại Hoa Kỳ cho biết: Năm 2014, Việt Nam đóng thuế xuất khẩu dệt may vào thị trường Hoa Kỳ 1,68 tỷ USD (chiếm 3/4 tổng số thuế Mỹ thu được từ tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam). Còn với mặt hàng giày dép, 99% sản phẩm giày dép bán tại thị trường Hoa Kỳ là nhập khẩu từ các nước.

Với dân số 317,5 triệu người, thị trường này tiêu thụ khoảng 2,5 tỷ đôi giày dép, tính ra mỗi người tiêu dùng Mỹ tiêu thụ 8 đôi giày dép/năm. Tại thị trường Hoa Kỳ, 11 nước tham gia Hiệp định TPP nộp thuế nhập khẩu 449 triệu USD thì trong đó Việt Nam nộp đến 445 triệu USD (chiếm đến 99% tổng số thuế của 11 nước TPP đóng thuế vào Hoa Kỳ).

Số liệu trên cho thấy, hai mặt hàng dệt may và giày dép của Việt Nam chiếm thị phần rất lớn tại thị trường Hoa Kỳ. Khi TPP có hiệu lực thì mức thuế của dệt may và giày dép ngay lập tức giảm về 0% trong năm đầu tiên (loại trừ hơn 10 dòng thuế giảm theo lộ trình).

Ngành dệt may sẽ được hưởng lợi lớn tại thị trường Mỹ ngay từ năm đầu tiên Hiệp định TPP có hiệu lực.

Với TPP, thị phần giày dép của Việt Nam tại Hoa Kỳ từ 12% hiện tại sẽ tăng lên 22% vào 2019 (sẽ giảm 450 triệu USD thuế nhập khẩu và sau 10 năm sẽ giảm 6 tỷ USD). Như vậy, khi TPP thực thi thì Việt Nam trở thành “ngôi sao đang lên” nhập khẩu hai mặt hàng dệt may và giày dép vào thị trường Hoa Kỳ và “gặm nhấm” dần thị phần của Trung Quốc tại Hoa Kỳ. Đây là cơ hội lớn của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ để tận dụng, tăng xuất khẩu vào thị trường này.

Mặc dù cơ hội rộng lớn đang mở ra trước mắt nhưng nhiều doanh nghiệp lo lắng vì khả năng khó có thể đáp ứng được các yêu cầu của đối tác. Lý do là vì, trong thời gian qua, ngành dệt may và da giày luôn đạt kim ngạch xuất khẩu lớn, nhưng điểm trừ của hai ngành này ở chỗ năng suất lao động thấp, yếu về công tác thiết kế, xây dựng thương hiệu, và đặc biệt là vẫn phải nhập khẩu nguyên phụ liệu quá lớn, tỷ lệ nội địa hóa rất thấp.

Với những lý do trên, doanh nghiệp lo ngại sẽ rất khó hưởng được những ưu đãi từ các hiệp định mang lại. Nhất là quy định chặt chẽ về nguyên tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” (yarn forward) của Hiệp định TPP. Theo nguyên tắc này, các nguyên liệu đầu vào phải được nhập từ nước thành viên của TPP, trong khi Việt Nam hiện nhập tới 60% nguyên phụ liệu ngành dệt may từ Trung Quốc.

Tương tự, ngành giày dép trong nước cũng mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% nguyên vật liệu cho sản xuất. Trong khi đó, hiện nay, nhiều doanh nghiệp nước ngoài (FDI) đã đầu tư mạnh vào Việt Nam để hưởng ưu đãi từ TPP. Các doanh nghiệp FDI đầu tư vào 2 dạng: Một dạng là đầu tư khép kín từ sợi - dệt - nhuộm - vải và sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp nội địa.

Dạng thứ hai là các doanh nghiệp FDI xây dựng nhà máy sợi dệt, nhuộm rồi sản xuất vải, phụ liệu để cung cấp cho doanh nghiệp nội địa, nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn cung nguyên phụ liệu cho hàng xuất khẩu. Ông Đào Trần Nhân cũng cho rằng, để khắc phục những điểm yếu trên, các doanh nghiệp trong nước nên tập trung vào việc đầu tư các nhà máy cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cho xuất khẩu dệt may và da giày.

Những doanh nghiệp năng lực còn yếu cần kết nối với các nhà sản xuất nguyên phụ liệu nước ngoài đang đầu tư ở Việt Nam.

Ông Vũ Hải Hà, Giám đốc doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh đề xuất: “Hiện các doanh nghiệp Việt Nam đang sở hữu những công nghệ lạc hậu. Để phát triển thì cần phải có bí quyết công nghệ. Vì vậy, các doanh nghiệp đề nghị các tham tán Việt Nam ở nước ngoài mang công nghệ của nước ngoài về để giúp doanh nghiệp Việt Nam.

Ông Lê Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh nêu ra những thách thức của doanh nghiệp trước ngưỡng cửa hội nhập. Đó là doanh nghiệp trong nước sáng tạo, năng động nhưng đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc chú trọng công nghệ còn hạn chế, đặc biệt tiếp cận giao thương quốc tế còn khó khăn.

Các tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài đã giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường cũng như các luật lệ giao thương quốc tế. Vì vậy, doanh nghiệp cần trao đổi thẳng thắn với các tham tán khi triển khai các hoạt động thương mại, hoạch định chiến lược cũng như thông lệ quốc tế. Ngoài ra, doanh nghiệp cần xây dựng phương án dài hạn, đầu tư công nghệ, lao động hợp lý. Lãnh đạo thành phố và các tỉnh, thành luôn quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp.

Thúy Hà

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

17 xe chữa cháy và hơn 100 cán bộ chiến sĩ tham gia dập tắt đám cháy tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu King Fish (phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Trong lúc dập lửa, 2 cán bộ chiến sĩ chữa cháy bị ngạt khói, được đưa vào viện cấp cứu, hiện tình trạng đã ổn định…

Do lâm bệnh nặng, mặc dù đã được các bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình quan tâm chăm sóc nhưng đồng chí Đặng Thị Cẩm Thúy đã từ trần hồi 15h 20 ngày 01/5/2024 (nhằm ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn) tại Bệnh viện 198 - Bộ Công an.

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Vào khoảng 2h30 ngày 2/5, một vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi hoàn toàn một kho chứa phế liệu rộng khoảng 500 m2 tại ấp An Hoà, xã An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (TMĐT&KTS, Bộ Công Thương) đề nghị người dùng phát hiện website bán sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân thì thông báo cho Cục TMĐT&KTS để Cục có biện pháp xử lý.

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文