Ngậm ngùi hạt muối Bạch Long

10:57 10/10/2012
Bạch Long (Nam Định) nổi tiếng là vựa muối lớn nhất miền Bắc, nhưng tính trung bình, mỗi tháng, mỗi người nông dân làm muối chỉ thu được vẻn vẹn 400.000 đồng. Cứ sau mỗi vụ thu hoạch, người nông dân nơi đây lại càng thấm thía hơn vị mặn chát của hạt muối.

Đang giữa mùa mưa, cũng là lúc những cánh đồng muối xã Bạch Long, huyện Giao Thủy thường xuyên phải dừng sản xuất. Khi chúng tôi đặt chân đến nơi đây, trời mưa như trút nước, những cánh đồng muối trải dài hàng trăm ha chìm trong màn mưa xối xả, hắt lên ánh nâu buồn bã của đất. Bạch Long nổi tiếng là vựa muối lớn nhất miền Bắc, nhưng tính trung bình, mỗi tháng, mỗi người nông dân làm muối chỉ thu được vẻn vẹn 400.000 đồng. Cứ sau mỗi vụ thu hoạch, người nông dân nơi đây lại càng thấm thía hơn vị mặn chát của hạt muối.

Bán 10kg muối không mua nổi 1kg thóc

Đến thời điểm này, dù nghề làm muối không đủ nuôi sống bản thân và gia đình, nhưng nhiều người nông dân xã Bạch Long vẫn chọn đây là nghề chính. Có lẽ, một phần bởi nghề muối là nghề truyền thống đã tồn tại từ hàng trăm năm ở vùng đất này và nhiều người vẫn cố gắng giữ gìn như một nghề chân truyền. Cũng chính vì thế, số hộ nghèo ở Bạch Long cũng khá nhiều so với các xã lân cận. Nhưng có tiếp xúc với những diêm dân “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” ở đây mới thấy đủ nỗi cơ cực mà họ phải chịu khi hạt muối làm ra đã khó khăn lại chịu nhiều rủi ro từ chính sách, tư thương… Không ai có thể tưởng tượng được, người dân sẽ sống thế nào với 400.000 đồng/tháng thu được từ nghề muối.

Người dân xã Bạch Long vẫn quyết tâm bám trụ nghề muối.

Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Bạch Long, ông Nguyễn Hồng Khang cho biết, trước đây, đã từng nhiều năm làm chủ nhiệm HTX muối Bạch Long nên hơn ai hết, ông hiểu rõ nỗi nhọc nhằn của người làm muối. “Trời càng nắng thì muối làm ra càng nhiều, giá muối sẽ nhanh chóng hạ, diêm dân thua lỗ. Nghịch lý là ở chỗ đó, cứ mưa nhiều, muối mất mùa thì giá lại được đẩy cao lên một chút. Nhưng mất mùa thì lấy đâu ra muối để bán, vì thế người nông dân làm muối nghèo quanh quẩn từ đời này sang đời khác”, ông Khang chia sẻ. 

Đi ngang qua những cánh đồng muối vắng hoe vì mưa bão, chúng tôi tìm đến điểm tập kết, thu mua muối, hay còn được gọi là kho muối Bạch Long. Không có bóng dáng đàn ông ngoại trừ một cậu thanh niên mười bảy, mười tám tuổi. Hầu hết, việc cửu vạn như vác những bao muối nặng 50kg đều do phụ nữ đảm nhiệm. Trong kho, gần chục người phụ nữ dáng khắc khổ đang xúc muối vào bao, khâu miệng và vác trên vai từng bao muối nặng trĩu chuyển ra chiếc xe tải.

Chị Nguyễn Thị Thủy vừa nhanh tay xúc từng xẻng muối vào bao vừa trả lời chúng tôi: “Bây giờ muối còn được giá hơn năm ngoái đấy, 1kg muối thô có giá 1.500-2.000 đồng/kg. Tháng nhiều bù tháng ít, được 400.000 đồng từ muối đã là may mắn lắm rồi. Đàn ông bỏ lên Hà Nội làm thuê hết cả, còn trơ đám phụ nữ chúng tôi, chẳng biết làm gì đành vẫn phải làm muối thôi”.

Nam Định là vựa muối lớn nhất của miền Bắc với 870ha muối. Bạch Long là một trong những xã có sản lượng muối cao của tỉnh. Từ 250ha ruộng muối, mỗi năm Bạch Long cũng đóng góp khoảng 40.000 tấn muối. Nhưng đời sống của diêm dân nơi đây lại bấp bênh, cái nghèo vẫn mãi đeo bám từng số phận con người. Theo tính toán của ông Khang, với giá cả thị trường như hiện nay, bán cả 10 cân muối cũng chưa đong nổi 1 cân gạo. Một phép tính xót xa cho hàng trăm hộ dân đang bám ruộng muối.

Giữ ruộng muối bằng mọi giá

Với mức thu nhập quá ít ỏi của diêm dân, chính quyền xã và ngay cả từng người dân Bạch Long cũng đã cố gắng tìm ra hướng phát triển kinh tế mới, thoát nghèo. Những mô hình nuôi trồng thủy sản đầu tiên đã ra đời như nuôi tôm trên bạt. Tuy nhiên, cũng mới chỉ có khoảng 100 hộ dân làm theo mô hình này, còn lại khoảng 900 hộ dân vẫn sống bằng nghề muối. Theo ông Khang, vẫn biết nghề nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng với số vốn ban đầu bỏ ra hàng trăm triệu đồng, cộng thêm rủi ro cao nên rất ít hộ dân trong xã có điều kiện để chuyển đổi nghề.

Để giữ vững nghề muối, Bộ NN&PTNT nhiều năm qua cũng đã có nhiều chính sách giúp Bạch Long như hỗ trợ mô hình trải bạt và chuyển đổi vị trí chạn lọc để có thể thu được muối sạch hơn, được giá hơn. Tuy nhiên, nghề muối cũng giống như nhiều nghề nông khác, phụ thuộc phần lớn vào thời tiết. Bà con diêm dân nơi đây vẫn mong muốn có được những hỗ trợ sát sườn hơn về chính sách ổn định giá cả, cân đối cung cầu hợp lý để tránh tình trạng tư thương ép giá.

Năm nay, theo Chủ tịch UBND xã Bạch Long, thời tiết mưa nhiều nên lượng muối làm ra không đủ cung ứng. Hiện ở địa bàn xã Bạch Long có 4 công ty của Nhà nước và hơn 30 đại lý thu mua muối. Muối khan hiếm nên có những thời điểm, hàng đoàn xe nằm chờ “ăn muối” cả tháng mà vẫn “đói” hàng.

Ông Nguyễn Đức Khoái, chủ một đại lý thu gom, ở xóm Thành Tiến, xã Bạch Long kể: “Hằng năm, riêng gia đình tôi cũng thu mua được hàng nghìn tấn muối đưa đi các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ… nhưng năm nay, 2-3 ngày mới gom đủ một xe”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Mai Văn Dư, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Nam Định - cho biết, do nhiều năm liền, giá muối mà diêm dân làm ra quá bèo bọt, không đủ sống nên rất nhiều cánh đồng muối ở Nam Định đã bị bỏ hoang. Trong đó, nhiều cánh đồng đã bị chuyển đổi ào ạt thành ao, đầm nuôi tôm hoặc cây trồng khác. Bây giờ tôm, ngao liên tục bị dịch bệnh, chết, đầu ra khó khăn, trong khi giá muối lại lên cao, thì những khu đầm tôm đã chuyển đổi không thể dùng để sản xuất muối được nữa.

Theo ước tính, diện tích đồng muối đã giảm khoảng 40% so với trước đây. Trước tình trạng trên, đặc biệt là để “đảm bảo an ninh muối”, Sở NN-PTNT Nam Định cho biết, địa phương đã thực hiện quy hoạch lại vùng sản xuất muối. Trước mắt, toàn bộ cánh đồng muối Bạch Long đã được chỉ đạo giữ nguyên diện tích

Ngọc Yến

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文