Ngăn chặn giá cả rục rịch tăng theo giá xăng

10:07 15/05/2015
Đợt tăng giá bán lẻ ngày 5/5 vừa qua chỉ có giá xăng tăng ở mức 14%, giá dầu diezen và dầu hỏa được giữ nguyên hoặc giảm. Như vậy chỉ hoạt động vận tải sử dụng xăng mới bị ảnh hưởng.
>> Không để hàng hóa đội giá theo điện, xăng

Tại bến xe Miền Đông, ông Thượng Thanh Hải, Phó giám đốc bến khẳng định đợt tăng giá này không ảnh hưởng đến vận tải hành khách đường dài do xe khách chủ yếu chạy dầu nên đến nay chưa có DN vận tải, nhà xe nào tăng giá cước.

Đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa đường bộ, ông Thái Văn Chung, Chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa TP HCM cũng khẳng định rằng, chỉ khi giá dầu tăng 5% trở lên, giá cước vận chuyển mới được các DN tính toán điều chỉnh. Do đó khi giá dầu chưa tăng chắc chắn cũng sẽ không có chuyện tăng giá cước. Điều kiện ràng buộc trên của các DN vận tải và chủ hàng lớn đã góp phần điều tiết, giữ ổn định cước vận tải trên thị trường, buộc các DN nhỏ phải theo.

Nhưng trong khi các DN hoạt động vận tải taxi tại TP HCM – đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp còn đang cân nhắc mức điều chỉnh giá cước tăng quanh mức 500 đồng/km, thì một loạt các loại hàng hóa dịch vụ khác ít chịu ảnh hưởng từ việc tăng giá xăng đã rậm rịch đòi tăng giá. Từ đầu tháng 5 đến nay, giá bán lẻ sắt, thép, xi măng và một số loại vật liệu xây dựng chủ yếu tại TP HCM cũng như giá bán một số loại phân bón… đã được các đại lý bán lẻ tăng giá bán thêm một vài ngàn đồng/bao hoặc kg với lý do cước vận chuyển hoặc giá bán từ nhà máy tăng lên.

Với khối lượng cung ứng lớn, các mặt hàng bình ổn giá tại TP HCM sẽ kiềm chế giá cả tăng.

Theo ông Ngọc Huy, chủ một DN xây dựng ở quận Thủ Đức, chỉ cách nhau mấy ngày, nhưng các đợt xi măng, sắt thép DN nhập kho đầu tháng 5 giá đã thay đổi so với cuối tháng 4. Đại diện một DN xây dựng lớn tại TP Hồ Chí Minh cũng thông tin giá cung ứng một số loại vật tư xây dựng cho các tòa nhà cao tầng cũng được nhà cung cấp thông báo tăng nhẹ kể từ tháng 5. Trong khi đó, đại diện các Hiệp hội thép, phân bón, xi măng… đều cho rằng cước vận tải chỉ chiếm một phần nhỏ trong chi phí giá thành. Giá xăng tăng vừa qua không ảnh hưởng nhiều đến chi phí sản xuất các mặt hàng này do chủ yếu sử dụng dầu hoặc điện để sản xuất và sử dụng hình thức vận chuyển chạy dầu khối lượng lớn.

Để ngăn chặn tình trạng giá cả rục rịch ăn theo giá nhiên liệu, ngày 7/5 vừa qua Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính cũng đã có văn bản yêu cầu Sở Tài chính các tỉnh, thành tăng cường quản lý bình ổn giá trên địa bàn; không để việc tăng giá xăng, điện ảnh hưởng đến mặt bằng giá chung... 

Các địa phương cũng cần giám sát, rà soát chặt chẽ kê khai giá của doanh nghiệp đối với mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá. Nhất là đối với các mặt hàng chịu tác động trực tiếp của giá điện, giá xăng và giá các yếu tố đầu vào khác. Kiên quyết dừng các trường hợp kê khai tăng giá không phù hợp với tác động của yếu tố nhiên liệu đầu vào.

Tại TP HCM, sau nhiều nỗ lực vận động xã hội hóa việc bình ổn thị trường, năm nay thành phố huy động được 86 DN cung ứng và ngân hàng tham gia bán hàng bình ổn giá. Tổng số vốn tín dụng dành cho các DN thực hiện bình ổn đạt khoảng 10.850 tỷ đồng, tăng 2.550 tỷ đồng so với năm trước. Từ số tiền này, TP HCM đã có kế hoạch thực hiện 4 chương trình bình ổn thị trường với các mặt hàng dược phẩm thiết yếu, các mặt hàng sữa, các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu và các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng năm học mới; thời gian thực hiện kể từ ngày 1/4, kéo dài đến hết tháng 3/2016. 

Những mặt hàng thiết yếu thuộc diện bình ổn giá bán trên sẽ được đưa ra thị trường với số lượng lớn, chiếm ít nhất là 30%, nhiều nhất lên tới 55% nhu cầu tiêu thụ của người dân thành phố. Do đó, cùng với việc thực hiện bình ổn trên diện rộng, TP HCM cần kiểm soát chặt chẽ tình trạng đẩy giá cả hàng hóa theo giá xăng, điện để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. 

Đ.Thắng

Ngày 15/7, TAND tỉnh Đồng Nai mở phiên tòa xét xử 87 bị cáo liên quan đến sai phạm tại Công ty CP đầu tư kinh doanh Lộc Phúc có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh. Các bị cáo đã lập dự án bất động sản (BĐS) “ma” lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhiều khách hàng. Phiên tòa dự kiến sẽ kéo dài trong 20 ngày…

Chiều 15/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can 7 đối tượng là quản lý và nhân viên Phòng khám Đa khoa Quốc tế Đà Nẵng về hành vi “Lừa dối khách hàng”, quy định tại khoản 2 Điều 198 BLHS. Trong số đó, Cơ quan điều tra đã bắt tạm giam đối với 4 bị can; ra lệnh cấm đi khởi nơi cư trú 3 bị can để tiếp tục điều tra, làm rõ sai phạm của phòng khám.

Liên quan đến vụ tai nạn giao thông xảy ra vào hồi 16h46', ngày 13/7 tại Km 32+100, Quốc lộ 46A, thuộc khối Ba Hà, xã Vạn An, tỉnh Nghệ An, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ hình sự để phục vụ công tác điều tra đối với Trần Hữu Ba (SN 1988), trú tại xã Vạn An, tỉnh Nghệ An.

Phạm Đình Tuấn, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội (nay là xã Chương Mỹ) đã chỉ đạo anh trai và nhân viên mua cồn công nghiệp 99% (có hàm lượng Methanol cao) để pha chế, sản xuất thành phẩm cồn y tế, sau đó dán nhãn mác giả và phân phối ra thị trường, tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Sáng 15/7, tại Hà Nội, Cục Đào tạo đã tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025. Thượng tướng, PGS.TS Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.