Nghề "bồng" heo thuê ở chợ Bà Rén

09:16 07/03/2011

Giữa xa lộ, dưới cái nắng hừng hực của trời tháng ba, không ngại bẩn, mưa nắng hay nặng nhọc, từng tốp người vẫn cần mẫn làm nghề bồng heo (lợn) thuê tại chợ heo Bà Rén (xã Quế Xuân, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam). Cái nghề độc đáo này đã giúp cuộc sống của họ khi thất nghiệp hay những lúc ruộng đồng cày cấy xong.

Chúng tôi về chợ Bà Rén, chứng kiến cảnh khu chợ đang tấp nập kẻ mua, người bán heo giống. Được biết, đây là chợ đầu mối về heo lớn nhất ở Quảng Nam được thành lập vào khoảng năm 1970. Nhưng khi chúng tôi hỏi nghề bồng heo thuê ra đời vào lúc nào thì không ai biết.

Lúc nghề bồng heo "thuê" này chưa ra đời thì mỗi lần cân heo giống là một lần khó vì nhốt heo vào sọt hay trói để cân thì sợ heo giống bị trầy. Đồng thời, bán xong mà còn khiêng heo cho khách thì rất mất thời gian. Chính vì thế, chỉ có cách thuê người "bồng heo" để cân và khiêng heo cho khách là dễ dàng và thuận lợi nhất. Từ đó, cái nghề bồng heo thuê tại đây đã dần dần hình thành đội ngũ bồng heo “chuyên nghiệp”.

Ảnh 2: Nghề bồng heo thuê khá vất vả với những phụ nữ .

Theo chân chị Trần Thị Thảo (47 tuổi, quê huyện Quế Sơn, Quảng Nam) cho biết: “18 năm trước, tôi từ Nam Định vào chợ Bà Rén mưu sinh, không một đồng bạc trong người. Chị em gần đó thấy thương rủ và nhường cho mình bồng heo. 18 năm tôi nhận được sự đùm bọc của chị em bồng heo thuê ở chợ này”.

Chính nhờ sự yêu thương của các chị em mà chị nuôi người cha già yếu cùng 2 con suốt quãng thời gian gần 20 năm ròng. Tất cả đều là những phụ nữ ở vùng nông thôn từ độ tuổi 40 trở lên, không có khả năng xin việc ở các công ty, xí nghiệp. Họ lặn lội lên chợ heo Bà Rén mưu sinh với mỗi cảnh khổ khác nhau. Nghề này là phải siêng mới "chặt bị", bồng mỗi con heo giá chỉ có 500 đồng. Nếu chăm chỉ, một ngày tui cũng kiếm được từ 20 đến 40 ngàn đồng. Tuy có vất vả, ít tiền nhưng còn hơn là ở nhà không có công ăn việc làm”.

Nhìn cảnh những phụ nữ với bộ quần áo tả tơi, lấm lem hôi hám vì phân heo để kiếm những đồng tiền nhỏ nhoi nuôi sống gia đình, chúng tôi cũng cám cảnh cho họ. Nhưng cũng thấy hãnh diện khi đồng tiền được làm ra từ chính bàn tay và mồ hôi của họ.

Ảnh 1: Một phu heo đang bồng heo thuê để cân.

Chứng kiến cảnh những người bồng heo thuê ở chợ Bà Rén này, chúng tôi khá ngạc nhiên vì không có một tiếng cãi cọ, không một vụ tranh giành giữa những người bồng heo thuê với nhau. Giữa cái khó khăn, họ "víu" vào nhau để sống. Nhường nhau những lần bồng để tan chợ ai cũng có tiền khi ra về.

Cụ bà Lưu Thị Liên (75 tuổi, quê Quế Sơn) - người có tuổi đời cao nhất trong nhóm người bồng heo, móm mém nhai trầu tâm sự: "Già rồi nên bồng heo khó khăn và nhanh mệt hơn bọn trẻ, về tối là cứ đau lưng. Nhưng nghèo quá, không có đất phải đi làm nghề này thôi.” Thương cụ bà vất vả hội người bồng heo thuê luôn nhường cụ Liên những con nhỏ nhẹ nhất, phụ đỡ phần nhiều khi bà mệt. Bà có 3 người con, đứa nào cũng rơi vào cảnh nhà tranh vách đất. Đứa con dâu của bà là chị Nguyễn Thị Lâm (41 tuổi) cũng trở thành “đồng nghiệp” của bà suốt mấy năm qua vì gia cảnh tất cả đều khó khăn.

Tưởng việc bươn chải, kiếm tiền từ cái nghề “độc nhất vô nhị” ở Quảng Nam này rất lam lũ sẽ có những sự cạnh tranh. Nhưng lạ thay tình người của những “phu heo” ở chợ Bà Rén lại rất đẹp.

Khi cái nắng hiện rõ sự gay gắt của mình trên những giọt mồ hôi nhễ nhại ướt cả chiếc áo cũ sờn của những phu heo thì công việc của họ mới có phần dừng lại. Bữa cơm trưa vội vàng ngay tại chợ, trong cái mùi khét của mồ hôi, mùi hôi của phân heo. Nhưng sự mệt mỏi và đói đã làm cho những hạt cơm mềm, dẻo hơn. Buổi chiều khách đến mua heo có vẻ thưa đi nhưng lại khá vất vả cho đội ngũ bồng heo thuê vì cái nắng chảy mỡ của mảnh đất miền Trung này.

Chia tay những người bồng heo thuê, chúng tôi thấy cảm kích về sự đùm bọc, giúp đỡ nhau giữa những mảnh đời cơ hàn. Giữa một cái chợ luôn nồng mùi… phân heo thì họ vẫn như những đóa sen thơm ngát. Vất vả là thế, nhưng cái nghề "độc đáo" này vẫn được những con người nơi đây trân trọng vì sức lao động chân chính, vì tình người của phu heo tại đây để nuôi ước mơ của những mảnh đời bất hạnh.

An Khang

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文