Ngư dân Quảng Ngãi vẫn thẳng tiến khơi xa

10:13 21/05/2015
Những ngày qua, trước thông tin lệnh cấm biển hết sức ngang ngược, phi lý của Trung Quốc đã gây xôn xao phản ứng đối với các ngư dân có tàu cá đang neo đậu tại cảng Phổ Quang, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi.
>> Ngư dân bình thản ra khơi trước lệnh cấm phi lý từ Trung Quốc

Ngư dân Nguyễn Châu, 42 tuổi, chủ tàu và cũng là thuyền trưởng tàu cá mang số hiệu QNg 98656TS, vừa rời vùng biển Trường Sa trở về đất liền bán hải sản; nghe thông tin trên đài phát thanh, anh và các thuyền viên trên tàu rất bức xúc: “Họ cấm biển kéo dài từ đảo Hải Nam đến tận Trường Sa. Trong khi đó, vùng biển, đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, ngư dân tui là công dân Việt Nam, làm ăn trên vùng biển Tổ quốc mình, thì họ có quyền gì cấm đoán. Ngư dân tui không sợ lệnh cấm phi lý đó đâu...”. 

Trước lệnh cấm biển ngang ngược và phi lý của Trung Quốc, tàu cá ngư dân tỉnh Quảng Ngãi vẫn vươn khơi đánh bắt hải sản.

Trước thông tin Trung Quốc đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông từ ngày 16/5, anh em ngư dân tàu cá số hiệu QNg 98749 của ông Nguyễn Văn Vinh, 57 tuổi, ở xã Phổ Quang, xem như chẳng có gì đáng chú ý. Vì, ai nấy đều khẳng định vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa là của đất nước Việt Nam nên họ vẫn “bình chân” mua sắm chuẩn bị nguyên liệu, thực phẩm cho phiên biển khơi xa nhiều ngày tới. 

“Hoàng Sa, Trường Sa là vùng biển truyền thống lâu đời của cha ông tui, cớ chi phải lo sợ trước lời nói hăm dọa của người ngoài”, ông Vinh quả quyết. Ông Vinh tâm sự rằng, gần 30 năm theo nghề biển xa bờ, ông luôn gắn bó với ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa. Mặc dù nghề biển xa biết bao cơ cực, nguy hiểm rình rập; nhưng không có gì để lay chuyển, ngăn cản được ông và các ngư dân khác trong làng, trong xã vươn khơi đánh bắt hải sản.

Hiện nay, phần lớn tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đều tham gia khai thác hải sản tại ngư trường vùng biển quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đây là ngư trường truyền thống mà hàng trăm năm qua, ngư dân Quảng Ngãi đã đổ xương máu, đạp sóng ra nơi này để đo đạc hải trình, dựng bia cắm mốc chủ quyền. Lớp cha trước, lớp con sau, nối tiếp ý chí và bước chân, giương buồm ra biển Hoàng Sa, Trường Sa để đánh bắt cá, tôm… cũng là góp phần bảo vệ biên cương Tổ Quốc trên Biển Đông.

Trà Câu

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

Sáng 27/4, ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người dân vẫn tiếp tục rời Hà Nội đi du lịch và về quê qua cửa ngõ phía Nam Thủ đô khiến mật độ phương tiện trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ tăng cao, ùn tắc kéo dài đã xảy ra trước trạm thu phí.

Từ nhiều năm qua, hơn 60 hộ gia đình nông dân ở thôn Lễ Lộc Bình, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa (Phú Yên) bức xúc vì con đường đi ra đồng đất Khu A hình thành lâu đời bỗng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho một hộ dân, cất nhà trên đó; để rồi bà con không có lối đi để sản xuất, vận chuyển nông sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文