Người dân cường quốc cà phê đang phải uống cà phê rởm

09:11 19/07/2016
Là một cường quốc xuất khẩu cà phê, với số ngoại tệ thu về hàng năm lên tới 2-3 tỷ USD, nhưng người tiêu dùng trong nước đang phải uống cà phê rởm. Và sự thực vừa được phơi bày khi liên tiếp các hiệp hội, cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, phát hiện nhiều mẫu cà phê không có caffeine.


Mới đây nhất, ngày 15-7, Đoàn thanh tra liên ngành TP Hồ Chí Minh cùng các cơ quan chức năng đã kiểm tra và phát hiện một số cơ sở rang xay cà phê tại quận Bình Tân và huyện Bình Chánh sản xuất cà phê “độn” đậu tương. 

Tại cơ sở ở Bình Tân, đoàn kiểm tra còn phát hiện cơ sở này dùng nước mắm để tăng độ ngon cho cà phê. Theo chủ cơ sở, ngoài kinh doanh cà phê “nguyên chất”, cơ sở còn nhận gia công sản phẩm cà phê “độn” cho nhiều mối hàng, với giá 1.500 đồng/kg. 

Xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới nhưng người Việt phải uống cà phê rởm.

Thông thường, cà phê “độn” đậu tương được thực hiện theo yêu cầu của khách với các tỉ lệ 40 đậu tương/60 cà phê hoặc 50 đậu tương/50 cà phê. 

Tại cơ sở rang xay cà phê ở Bình Chánh, đoàn kiểm tra phát hiện lượng lớn cà phê qua sơ chế có “độn” đậu tương cùng nhiều loại hương liệu, phẩm màu phục vụ cho quá trình chế biến. Tổ công tác niêm phong các lô hàng để tiếp tục xác minh, xử lý mức độ vi phạm.

Ngoài ra, khảo sát của Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinatas) từ tháng 4 đến tháng 7-2016 cho thấy, trên các mẫu cà phê bột và cà phê nước tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Sóc Trăng và Lâm Đồng, kết quả cho thấy tổng cộng có tới 9 mẫu cà phê hoàn toàn không phát hiện hàm lượng caffeine. 

Theo đó, trong tháng 6 đến tháng 7, hội này tổ chức khảo sát 253 mẫu cà phê cho kết quả 30,04% có hàm lượng caffeine rất thấp (dưới 1g/l), trong đó có 5 mẫu hoàn toàn không chứa caffeine. Các mẫu này đều được tìm thấy từ các điểm bán quen thuộc hằng ngày là các quán cà phê vỉa hè, quán cóc và cà phê bệt.

Trước đó, tháng  5-2016, một khảo sát khác trên 25 mẫu nước cà phê tại TP Hồ Chí Minh và Bình Dương cũng phát hiện 2 mẫu hoàn toàn không có caffeine. 

Tiếp đó, ngày 25-6-2016, Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng (Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng) công bố có 2 mẫu không có hàm lượng caffeine trong 100 mẫu cà phê bột tại các cơ sở sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. 28/100 mẫu có hàm lượng caffeine < 1,0% (không đạt yêu cầu).

Số liệu thống kê cho thấy, lượng tiêu thụ cà phê rang xay nội địa tại Việt Nam trong năm 2015-2016 ước tính đạt 2,25 triệu bao, tương đương 135 triệu kg cà phê nguyên liệu. Việt Nam hiện đang là một trong những cường quốc xuất khẩu cà phê trên thế giới. 

Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, xuất khẩu cà phê trong tháng 6 năm 2016 ước đạt 158.000 tấn với giá trị đạt 289 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu năm 2016 đạt 985.000 tấn và 1,71 tỷ USD, tăng 39,8% về khối lượng và tăng 17,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. 

Tuy vậy, người tiêu dùng Việt lại đang phải uống cà phê “rởm” độn bột ngô, đậu tương và hóa chất, thậm chí là kháng sinh chloramphenicol. Thực trạng này đã khiến không ít người tiêu dùng khá bất bình.

Không những gây bức xúc tới hàng chục triệu người tiêu dùng trong cả nước mà cà phê trộn và tẩm hóa chất còn ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Bác sĩ Trần Văn Ký - Hội Khoa học kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm Việt Nam nhìn nhận, đáng sợ nhất là phẩm màu, phụ gia công nghiệp vì nó chứa rất nhiều tạp chất, các kim loại nặng như thủy ngân, chì, asen... Nếu dùng lâu dài, các độc chất này tích tụ gây bệnh và thậm chí, có nguy cơ gây ung thư. Riêng kháng sinh chloramphenicol nếu dùng không đúng thì không đơn giản làm lờn thuốc mà nó còn độc cho gan và làm suy tủy, ảnh hưởng lên thận.

Ngọc Yến

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文