Xét xử phúc thẩm vụ buôn lậu tại Công ty Đông Nam:

Nhập lậu điện thoại để "diệt" đối thủ

08:22 22/03/2006

Với độc chiêu buôn lậu, Đông Nam làm cho Công ty FPT - nhà phân phối ĐTDĐ hiệu Samsung, và Công ty Phương Lan - nhà phân phối ĐTDĐ hiệu Motorola bị điêu đứng, không thể cạnh tranh nổi với Đông Nam. Ngoài ra, nhiều công ty khác cũng bị phá sản.

Được cấp giấy phép năm 1994 và chỉ trong vài năm đầu kinh doanh ĐTDĐ, Công ty Đông Nam đã trở thành một "ông lớn", chiếm được 70% thị phần phân phối ĐTDĐ trong nước và độc quyền phân phối ĐTDĐ hiệu Nokia. Để đạt được mục tiêu độc chiếm thị trường ĐTDĐ tại Việt Nam, Đông Nam đã chủ động buôn lậu và trốn thuế để tung ĐTDĐ ra thị trường, bán với giá rẻ hơn các công ty khác. Ngoài ra, Thiều còn sử dụng đường dây buôn lậu này, tuồn những loại ĐTDĐ mới nhất mà Chính phủ Việt Nam chưa cho phép nhập khẩu cũng nhằm mục đích tiêu diệt địch thủ.

Với độc chiêu này, Đông Nam đã từng làm cho Công ty FPT - nhà phân phối ĐTDĐ hiệu Samsung, và Công ty Phương Lan - nhà phân phối ĐTDĐ hiệu Motorola bị điêu đứng, không thể cạnh tranh nổi với Đông Nam. Ngoài ra, nhiều công ty khác cũng bị phá sản.

Bị cáo Phạm Tiến Dũng, nguyên Giám đốc Công ty Thiết bị viễn thông chua chát nói: "Nhiều công ty nước ngoài vào Việt Nam kinh doanh ĐTDĐ cũng bị Nguyễn Gia Thiều "chơi" cho lỗ hàng trăm ngàn đôla và phải bỏ cuộc. Tôi và Phạm Anh Vũ là những sinh viên mới ra trường, gom của gia đình, bạn bè được một vài tỷ đồng thành lập công ty làm ăn, đụng phải "ông trùm" Đông Nam là trắng tay. Trong một sân chơi không lành mạnh đó, muốn tồn tại thì buộc phải bắt tay với Nguyễn Gia Thiều".

Trong suốt quá trình điều tra, xét xử, Phạm Anh Vũ và Huỳnh Tiến Dũng thành khẩn khai báo việc Nguyễn Gia Thiều chỉ đạo nhập lậu ĐTDĐ. Ngược lại, Nguyễn Gia Thiều thì ngoan cố, quanh co, chỉ nhận tội trốn 96 tỷ đồng tiền thuế và phủ nhận hành vi buôn lậu của mình và đổ tội buôn lậu là do đàn em (Vũ, Dũng, Liên Anh…) tự thực hiện. Thiều còn phủ nhận cả việc chuyển trái phép 19 triệu USD ra nước ngoài.

Tòa tiến hành thẩm vấn, trước tòa thì một số bị cáo là cán bộ Nhà nước từng dựa vào cha mẹ để được vào làm ở những đơn vị "có nhiều màu", đến khi phạm tội lại chưng ra lý do: cha mẹ là cán bộ, từng có nhiều công trạng và được tặng thưởng nhiều huân, huy chương để xin giảm án.

Bị cáo Nguyễn Quang Hoan viện dẫn cả bố và mẹ đều có trên 50 năm tuổi Đảng, có nhiều huân, huy chương. Bị cáo Nguyễn Đình Hiếu (cán bộ Hải quan) thì lôi cả bố mẹ vợ có nhiều huân, huy chương để xin giảm án... Các bị cáo khác là nhân viên Hải quan thì đều cho rằng, do thiếu hiểu biết về pháp luật, quy định của ngành Hải quan chưa rõ ràng, và vợ ốm, con thơ để cũng xin tòa xem xét giảm án và cho hưởng án treo.

Cựu hoa hậu Hà Kiều Anh không ra tòa

Hà Kiều Anh đã không ra tòa mà ủy quyền cho mẹ là bà Vương Kiều Oanh ra tòa. Tại phiên tòa sơ thẩm, Hà Kiều Anh bị tòa truy về số tài sản 200.000 USD và 10 triệu đồng cơ quan điều tra thu giữ tại nhà Hà Kiều Anh cùng hai chiếc xe ôtô Toyota Camry và Mercedes do Hà Kiều Anh đứng tên. Hà Kiều Anh đã lúng túng và đã khai lộ ra việc không biết mã số của két sắt, phải gọi điện thoại cho Thiều để hỏi.

Nguyễn Gia Thiều còn khai nhờ bà Tăng Thị Tuyết Hạnh, thủ quỹ của Công ty Đông Nam đi đổi 200 lạng vàng lấy đôla để chuyển vào tài khoản của Hà Kiều Anh; nhờ ông Trà Văn Trí, nhân viên kế toán của Công ty Đông Nam nộp 3 tỷ 190 triệu đồng vào tài khoản của Hà Kiều Anh. Ông Cao Phước Kiên khai chuyển tiền giùm cho Thiều vào tài khoản của Hà Kiều Anh 2 lần tổng cộng 3 tỷ 137 triệu đồng. Ông Triệu Bảo Hoàng khai chuyển 1 lần 2,1 tỷ đồng. Chính vì Hà Kiều Anh không chứng minh được nguồn gốc số tiền trên nên tòa đã tuyên tịch thu số tiền 200.000 USD sung công quỹ Nhà nước.

VKSND tối cao đề nghị xem xét trách nhiệm đối với Nguyễn Trọng Thăng

Theo tài liệu của Cơ quan điều tra thì vốn điều lệ của Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ viễn thông Đông Nam là 45 tỷ đồng, trong đó vốn của Nguyễn Trọng Thăng là 40,5 tỷ. Ngoài ra, Công ty TDC (Công ty TNHH Phát triển công nghệ số 37 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội) có số vốn điều lệ là 2,5 tỷ thì Nguyễn Trọng Thăng đã góp tới 2 tỷ đồng…

Trong cuối những năm 1990 đầu những năm 2000, Công ty Đông Nam độc quyền phân phối ĐTDĐ hiệu Nokia thì Nguyễn Trọng Thăng trở thành "ông trùm" ĐTDĐ. Nguyễn Trọng Thăng còn được bổ nhiệm là Chủ tịch HĐQT, có quyền đề bạt hoặc cách chức giám đốc. Tại phiên tòa sơ thẩm, Nguyễn Trọng Thăng khai rằng: Không biết mình được bầu làm Chủ tịch HĐQT Công ty, không biết ai là cổ đông, chỉ đứng tên về mặt danh nghĩa và không có đóng góp cổ phần trong Công ty… Rằng chỉ tham gia vạch chiến lược phát triển kinh doanh, quảng cáo, tiếp thị, bán hàng… còn mọi hoạt đồng khác là do Thiều quyết định.

Còn Nguyễn Gia Thiều khai: Việc góp 90% vốn của Nguyễn Trọng Thăng để được quyền thay giám đốc công ty khi giám đốc kinh doanh không hiệu quả, Nguyễn Trọng Thăng được quyền ký duyệt chi tiền của Công ty Đông Nam Việt Nam khi Thiều vắng mặt ở Công ty…

Bị cáo Huỳnh Tiến Dũng, Phạm Anh Vũ cũng thừa nhận Nguyễn Trọng Thăng là ông trùm, còn Thiều em ruột Thăng chỉ là người "làm công ăn lương". Tuy nhiên, Nguyễn Trọng Thăng vẫn chưa bị khởi tố trong vụ án này. Sáng 21/3, tại phiên tòa, đại diện VKSND tối cao đã đặt vấn đề sẽ xem xét trách nhiệm đối với Nguyễn Trọng Thăng

Thái Sơn

Từ đêm qua đến sáng nay (5/11), tại TP Đà Nẵng có mưa lớn kéo dài gây ngập cục bộ trên nhiều tuyến đường, có đoạn ngập sâu gần 1m khiến người dân và phương tiện không thể lưu thông. Lực lượng CSGT Công an TP Đà Nẵng đã lập nhiều điểm chốt chặn một số tuyến đường bị ngập sâu, sạt lở núi để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

Mặc dù công tác quản lý người nghiện, cai nghiện và giúp những người lầm lỡ, cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả, song đánh giá của Chính phủ và Bộ Công an cho thấy, hoạt động này vẫn còn rất nhiều bất cập, nhất là đặt trong bối cảnh tình hình sản xuất, vận chuyển, tàng trữ và mua bán trái phép ma túy đang diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều “điểm nóng” cả ở khu vực và trên thế giới.

Lợi dụng sự phát triển của công nghệ, các đối tượng đã lập ra nhiều hội, nhóm, tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội nhằm mục đích rao bán hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) của các "doanh nghiệp ma" với nhiều loại mặt hàng khác nhau để thu lợi bất chính. Tổng cục Thuế sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng và cơ quan Công an để đẩy lùi và chấm dứt nạn mua bán, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.

Lượng rác thải ngày càng tăng, việc chôn lấp, đốt rác không xuể, khiến nhiều bãi tập kết rác ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quá tải, bốc mùi hôi thối, người dân bất bình. Tuy vậy, khi có chủ trương quy hoạch các bãi rác ở địa điểm mới lại gần như không nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của người dân…

Người dân phấn khởi nhận nhà mới, yên tâm phát triển kinh tế và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Họ cam kết giữ gìn ngôi nhà, tích cực tham gia các phong trào thi đua góp phần bảo đảm giữ vững an ninh, trật tự ở cơ sở.

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Hòa Bình vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lạc Sơn để điều tra về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Ngày 4/11, Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm". Hội thảo nhằm mang đến những giải pháp tổng thể cho an toàn giao thông xe máy ở Việt Nam và góp phần chia sẻ với các quốc gia khác trên thế giới.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文