Nhật Bản mở rộng cửa tiếp nhận thực tập sinh nông nghiệp Việt Nam

10:30 17/03/2014
Sau năm đầu tiên cán đích kỷ lục đưa được 10 nghìn thực tập sinh Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản, năm nay Việt Nam đặt mục tiêu đưa 11 nghìn thực tập sinh sang làm việc, học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng, tác phong tại đất nước có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến này.

Điểm đáng chú ý là trong năm 2014, theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản thì cơ hội để lao động nông nghiệp Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản sẽ rất rộng mở khi mà cả hai nước đang tăng cường thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này. Trong chuyến về nước tham dự hội nghị phổ biến các văn bản pháp luật về đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài mới đây, ông Nguyễn Gia Liêm, Tham tán, Trưởng ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản đã có cuộc trao đổi với PV Báo CAND xung quanh cơ hội này.

PV: Nắm tình hình thực tế tại Nhật Bản, đồng thời tham dự nhiều cuộc tiếp xúc với các nghiệp đoàn, các DN Nhật Bản, ông đánh giá thế nào về khả năng tiếp nhận lao động Việt Nam trong năm nay?     

Ông Nguyễn Gia Liêm: Thị trường Nhật vẫn có cơ hội nhiều dành cho lao động Việt Nam. Điều này được khẳng định, về mặt khách quan thì quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản đang rất tốt. Cùng với đó là luồng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam lớn, thông qua hoạt động hợp tác lao động, các DN Nhật Bản cũng mong muốn đào tạo nguồn nhân lực cho họ. Về mặt chủ quan thì ĐSQ Việt Nam tại Nhật Bản có chủ trương đẩy mạnh lĩnh vực này. ĐSQ đã thành lập tổ kinh tế, tập trung phát triển hợp tác về đầu tư, thương mại, khoa học kỹ thuật, đặc biệt là hợp tác về  nguồn nhân lực, thông qua tiếp nhận du học sinh, thực tập sinh Việt Nam. Đại sứ Đoàn Xuân Hưng cũng yêu cầu bộ phận lao động trong nhiệm kỳ 3 năm, mỗi năm tăng lên 1.000 lao động. Chúng ta đã đạt được khá thành công: Năm 2011 đưa được 7.000 thực tập sinh; năm 2012 hơn 8.000, năm 2013: hơn 10.000. Năm nay phấn đấu tăng, lên 11.000 thực tập sinh.

PV: Việc tăng số lượng thực tập sinh là một dấu hiệu đáng mừng, tuy nhiên cùng với đó cũng tạo áp lực lớn về việc quản lý lao động, đặc biệt là về mặt kỷ luật và chất lượng lao động. Ông đánh giá thế nào về chất lượng đào tạo của các DN cung ứng trong nước?

Ông Nguyễn Gia Liêm: Đúng vậy, chúng tôi đặt mục tiêu làm sao tăng phải đảm bảo sự ổn định. Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản phối hợp với cơ quan quản lý trong nước cùng với DN làm tốt các hợp đồng. Hiện nay, các DN trong nước đã làm khá tốt, bài bản về đào tạo, giáo dục định hướng. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý nhất là đào tạo khả năng tiếng Nhật cho lao động. Lao động Việt Nam được DN Nhật Bản đánh giá cao về độ chăm chỉ, sáng tạo, chỉ duy nhất khả năng tiếng Nhật vẫn là một rào cản lớn nhất để các bạn có thể hòa nhập nhanh với công việc và cuộc sống tại Nhật Bản.

Lao động Việt Nam làm nông nghiệp tại Nhật Bản.

PV: Việc mở rộng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp đang là vấn đề được nhiều lao động Việt Nam quan tâm, nhưng còn băn khoăn lo ngại về mức lương và điều kiện làm việc không bằng làm việc tại nhà máy. Ông có thể cung cấp thông tin xác thực về việc này?

Ông Nguyễn Gia Liêm: Để thúc đẩy việc này, Sứ quán và các cơ quan quản lý trong nước đã thống nhất, phải tăng cường đi xuống các địa phương có nhu cầu tiếp nhận lao động nông nghiệp của Nhật Bản. Năm ngoái, ĐSQ đã ký với tỉnh Ihime, có nhu cầu tiếp nhận 1.000 thực tập sinh ở lĩnh vực chế biến thủy sản và dệt may. Dự kiến tới đây, Cục QLLĐNN sẽ sang ký với tỉnh Ibaraki, tỉnh đứng thứ hai về nông nghiệp của Nhật Bản. Tỉnh này đang có 3.000 thực tập sinh nước ngoài, Việt Nam có khoảng 200 người. Ông Tỉnh trưởng cũng khẳng định mong muốn được tiếp nhận nhiều thực tập sinh Việt Nam. Chúng tôi đã đi đến từng hộ gia đình sử dụng thực tập sinh Việt Nam, điều kiện làm việc đảm bảo. Gia đình chủ nhà rất thoải mái, tin tưởng giao việc. Mức lương làm nông nghiệp tháng không phải vụ mùa bình quân đạt 800 USD, vào vụ mùa thì 1.400 USD/tháng. Dệt may bình quân đều đạt 1.000 USD/tháng.

PV: Việc đưa lao động nông nghiệp đã được các DN nào trong nước thực hiện?

Ông Nguyễn Gia Liêm: Hiện đã có một số DN đã triển khai tốt như Công ty Sao Việt và Công ty cổ phần XKLĐ Thương mại và Du lịch TTLC

Thu Uyên

Hiện nay, một số mô hình quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù (CHXAPT) thu hút được sự tham gia tích cực của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân phối hợp với Công an TP Hồ Chí Minh và các quận, huyện, phường trong công tác này. Tuy nhiên, hoạt động thực tế gặp không ít khó khăn, hạn chế, chưa có cơ chế bền vững về nguồn lực để hỗ trợ người CHXAPT có công ăn, việc làm để ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng…

Trong cuộc đời của mỗi người luôn có nhiều khoảnh khắc đẹp và đáng nhớ. Một trong những khoảnh khắc đó đã mang đến sự may mắn cho họ như định mệnh và nên duyên vợ chồng hạnh phúc viên mãn cả cuộc đời. Riêng tình yêu của tôi với nhà giáo, Thiếu tướng Phạm Văn Dần, sau là Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND, cũng xuất phát từ khoảnh khắc đẹp như vậy.

Đại diện thường trực Nga tại Liên hợp quốc ở Geneva ngày 14/11 (giờ địa phương) tuyên bố Nga sẵn sàng đàm phán chấm dứt chiến sự ở Ukraine nếu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump khởi xướng, nhưng cuộc đàm phán nào cũng cần dựa trên thực tế về các bước tiến của Nga.

Nhiều khu đất lớn đang trong giai đoạn chính quyền TP Đà Nẵng rao bán đấu giá bị doanh nghiệp ngang nhiên lấn chiếm làm công trình, bãi tập kết máy móc, vật liệu xây dựng. Thậm chí, có trường hợp chiếm đất công rồi tổ chức cho người khác đổ xà bần, rác thải để thu tiền theo đầu xe. Đã có trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự... 

Cơn bão Man-yi, hiện cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 2.000 km được đánh giá là cơn bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17, có khả năng tiến vào Biển Đông trong ngày 18/11.

Không chỉ nhiều lần phớt lờ chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về vấn đề quản lý đất công như Báo CAND đã phản ánh vào ngày 9/11, tại Phân viện Thanh Thiếu niên miền Nam (TP Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh) thuộc Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam còn để xảy ra tình trạng công trình trị giá 34 tỷ đồng được đầu tư bằng vốn ngân sách sau 15 chưa quyết toán xong và có nguy cơ phải đập bỏ do xây dựng không phép…

"Không thể để Thủ đô cứ mưa lớn lại ngập, trong nội đô ngập, ở ngoại đô, người dân phải chèo thuyền vào tầng 2 nhà mình",  TS Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát biểu như vậy tại Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” được tổ chức sáng 14/11 tại Hà Nội.

Ngày 14/11, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã có kết luận điều tra về đường dây chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng số lượng lớn do bị can Lềnh Chi Và (SN 1984) và Nguyễn Trung Hiếu (SN 1991), cùng ngụ tại huyện Định Quán (Đồng Nai) thực hiện hành vi phạm tội.

Trưa 14/11, Giải đua ghe Ngo trong Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần VH-TT&DL Sóc Trăng lần thứ 1 năm 2024 chính thức khai mạc tại Khán đài đua ghe Ngo (sông Maspero, TP Sóc Trăng), với sự tranh tài của 60 đội ghe Ngo (53 đội nam, 7 đội nữ) đến từ các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文