Nhiều bất cập trong khai thác, sử dụng công trình cấp nước nông thôn ở Cà Mau

07:55 18/07/2020
Kết quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010 - 2019 cho thấy, việc đầu tư các công trình cấp nước nông thôn tại tỉnh này thời gian qua mang tính dàn trải, tạm thời. 


Việc đầu tư chưa bám sát quy hoạch cấp nước của tỉnh, quy mô đầu tư nhỏ, phân tán, hiệu quả đầu tư thấp, dẫn đến việc một số công trình cấp nước trên địa bàn tỉnh chưa đảm bảo khai thác, sử dụng tốt đa hiệu quả, tính bền vững chưa cao.

Đến nay, toàn tỉnh Cà Mau có 238 công trình cấp nước tại khu vực nông thôn. Trong số này, chỉ có 59 công trình hoạt động có hiệu quả, 73 công trình hoạt động kém hiệu quả, xuống cấp trầm trọng hoặc ngừng hoạt động, 80 công trình chưa có giấy phép khai thác, sử dụng nước ngầm.

Bên cạnh đó, nhiều công trình cấp nước tập trung nông thôn chưa thực hiện công tác quan trắc, giám sát tài nguyên nước trong quá trình khai thác. Chỉ có 20 công trình có gắn thiết bị đo lưu lượng nước khai thác để biết tỷ lệ thất thoát nước sau khai thác.

Khoan tìm nước ngầm giải cơn khát trong mùa đại hạn lịch sử 2020 tại Cà Mau.

Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh là đơn vị sự nghiệp công lập. Từ năm 2014 đến nay, Trung tâm được giao quản lý, khai thác 18 công trình cấp nước nông thôn sau đầu tư để kinh doanh nước sạch, không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, hoạt động kinh doanh nhưng không hạch toán đầy đủ, chủ yếu lấy thu bù chi, không trích được khấu hao tài sản…

Về phía các địa phương, UBND các xã được giao quản lý, vận hành khai thác 220 công trình cấp nước nông thôn nhưng không bàn giao về tài sản, không tính khấu hao tài sản hàng năm, không có người quản lý chuyên nghiệp, chủ yếu khoán trắng cho cán bộ ấp, khóm. 

Thực tế đến nay, các công trình hầu hết giao khoán cho người dân quản lý hoạt động tự cung, tự cấp, không thực hiện các nghĩa vụ về thuế tài nguyên nước. Do đó, khi công trình xuống cấp, địa phương gặp khó khăn về nguồn để đầu tư sửa chữa.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Dương Huỳnh Khải đánh giá, công tác kiểm tra, giám sát chất lượng nước thời gian qua chưa chặt chẽ, chưa ban hành được quy chuẩn kỹ thuật nước sạch sinh hoạt của tỉnh. Các công trình cấp nước của Công ty cổ phần Cấp nước Cà Mau, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tuy có thực hiện kiểm tra, giám sát nhưng còn mang tính hình thức, không đảm bảo các chỉ tiêu lý, hóa, sinh theo yêu cầu.

Hoạt động kiểm tra đột xuất theo định kỳ về chất lượng nước theo quy định vẫn chưa được quan tâm đúng, mức dù các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước các công trình có công suất 1.000m3/ngày đêm hoặc quy mô dưới 500 hộ dân được phân cấp cho Trung tâm Y tế huyện, thành phố trong tỉnh.

Hệ thống công trình cấp nước tập trung của tỉnh với công suất thiết kế khai thác là 144.000m3/ngày đêm. Hệ thống này có khả năng cung cấp nước sinh hoạt cho 1,1 triệu dân nhưng chưa phát huy hết tác dụng công suất khai thác, do tình trạng giếng khai thác nhỏ, phân tán, tuyến đường ống nối mạng cục bộ trong khu vực, chưa áp dụng khoa học - công nghệ vào khai thác, phân phối nên hoạt động không hiệu quả.

Ông Dương Huỳnh Khải thông tin thêm, đến nay, vùng đô thị phân phối nước sạch sinh hoạt đạt 95% dân số. Tuy nhiên, tại vùng nông thôn, con số này chỉ đạt 18% dân số sử dụng hệ thống cấp nước tập trung. 

Theo đó, 74% dân cư nông thôn sử dụng nước từ 137.590 giếng khoan gia đình hiện có. Vấn đề này càng gia tăng, chưa có giải pháp quản lý chặt chẽ và hạn chế việc tự khoan giếng, nhất là tại các khu vực đã có công trình cấp nước tập trung, khiến nguy cơ tầng nước dễ bị xâm nhập mặn và ô nhiễm do nước thải sinh hoạt ngày càng lớn.

Tính riêng cuối năm 2019, vào mùa khô, số hộ không chủ động được nguồn nước, thiếu nước sinh hoạt đã lên đến 18.470 hộ, chủ yếu là hộ nghèo, cận nghèo và hộ đặc biệt khó khăn. Trong đợt hạn hán vừa qua, con số này đã lên đến hơn 20.500 hộ dân. 

Bên cạnh đó, tại Cà Mau hiện nay còn 14 khu vực không khoan được nước ngầm mà vẫn chưa được cung cấp nước sinh hoạt khiến cho đời sống, sản xuất của người dân gặp rất nhiều khó khăn.

Cà Mau là một trong những địa phương được dự báo sẽ chịu nhiều tác động nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Bên cạnh đó, đời sống sản xuất của người dân phụ thuộc chủ yếu từ nguồn nước mưa và nước từ hệ thống sông rạch tự nhiên.

Tuy nhiên, những năm gần đây, diện tích vùng ngọt hóa đang ngày càng bị thu hẹp, nguồn nước bị nhiễm mặn, phèn và ô nhiễm ngày càng tăng nên trong mùa khô thường xuyên thiếu nước cho sản xuất. 

Từ năm 2010 - 2019, tỉnh Cà Mau đã đầu tư xây dựng mới 64 công trình cấp nước tập trung, nâng tổng số công trình cấp nước tập trung hiện có là 286 công trình, với tổng công suất khai thác thiết kế khoảng 144.000m3/ngày đêm.

Huỳnh Anh

Ngày 25/11, tại Hà Nội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi tìm hiểu về nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã vinh danh 100 tập thể, cá nhân đoạt giải.

Sau quá trình tranh luận của luật sư bào chữa cho các bị cáo và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, đại diện VKSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh bảo lưu quan điểm đề nghị án tử hình như bản án sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan về tội “Tham ô tài sản”.

Đây là một trong những thủ đoạn lừa đảo xuất hiện trên mạng xã hội vừa được Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cảnh báo tới người dân.

Sau một tuần miệt mài tăng giá, kim loại quý bất ngờ quay đầu ngay khi mở cửa phiên giao dịch tuần mới, mất tới 50 USD/ounce.

Vụ sạt lở đất trong đêm khiến nhà ông Trần Văn Khưa bị sập một phần công trình nhà ở. May mắn 6 người trong nhà chạy ra ngoài kịp thời, riêng ông Khưa và vợ bị các đòn gỗ trên mái nhà rơi xuống gây chấn thương, sau đó được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa đến Trạm Y tế sơ cứu.

Cảnh sát Thái Lan đang tiến hành điều tra vụ việc 41 thi thể được phát hiện bên trong một tu viện ở tỉnh Phichit nước này, được cho là có liên quan đến hoạt động thiền định.

Một nhóm người hoạt động khai thác vàng từ 6h sáng hôm trước đến sáng ngày hôm sau trong vườn điều của một người dân tại xã Phú Trung, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước. Sau khi sàng lọc quặng vàng được bỏ vào bao tải rồi vận chuyển đi nơi khác.

Sáng 25/11, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Tịnh Biên (An Giang) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với Lê Văn Điền (SN 1972, HKTT: tổ 14, ấp Tân Thành, xã Tân Lập, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang); Lê Thị Ngọc Nhan (SN 1971, vợ Điền); Lê Phước Sang (SN 1991) và Lê Phước Hoàng (SN 1999, con Điền); Lê Công Triết (SN 1983) và Nguyễn Văn Lộc (SN 1982, cháu Điền) để điều tra về tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 25/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết đã thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Leo Minh Hiếu, SN 1999, thường trú thôn 6, xã Long Bình, huyện Phú Riềng; nơi ở thôn Phước Tân, xã Bình Tân, huyện Phú Riềng. Leo Minh Hiếu bị khởi tố về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Từ kết luận của Thanh tra TP Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều đơn vị được giao quản lý tài sản công ở khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh xem tài sản nhà nước như của riêng mình. Tự tiện cho thuê khi chưa có đề án và cũng tự tiện sử dụng tiền cho thuê tài sản như thể của riêng đơn vị mình...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文