Nhiều giải pháp kích cầu thu hút du khách đến với Di sản Huế

07:30 02/05/2020
Để thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Di sản Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp kích cầu để ngành Du lịch thoát khỏi tình trạng “đóng băng” và phục hồi trở lại trong thời gian sớm nhất.


Sáng 30-4, các điểm di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế chính thức mở cửa trở lại sau thời gian tạm đóng cửa để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19. Ghi nhận tại điểm di tích Đại Nội Huế, có hàng nghìn lượt khách đến tham quan. Khi vào cửa Đại Nội, các du khách đều đeo khẩu trang, được lực lượng bảo vệ tiến hành đo thân nhiệt, rửa tay bằng nước diệt khuẩn và yêu cầu không đi thành từng đoàn với số lượng trên 30 người.

Khách du lịch đến tham quan Đại Nội vào sáng 30-4.

Cựu chiến binh Nguyễn Việt Hùng (72 tuổi, trú TP Hồ Chí Minh) bày tỏ: “Đoàn chúng tôi có gần 20 người, đều là các cựu binh năm xưa từng chiến đấu ở chiến trường Trị Thiên-Huế. Hôm nay nhân dịp kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đoàn chúng tôi ra Huế tham quan và ôn lại những ngày tháng chiến đấu hào hùng. Điều rất vui là chúng tôi được miễn phí vé khi vào tham quan di tích Huế, được lực lượng bảo vệ ở đây nhắc nhở thực hiện công tác phòng ngừa dịch bệnh nên rất yên tâm”.

Ông Võ Lê Nhật, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, nhằm kích cầu phát triển du lịch, dịch vụ, từ ngày 30-4 đến 7-5, đơn vị miễn phí 100% vé tham quan Đại Nội và các điểm di tích thuộc Trung tâm quản lý. Trước khi mở cửa đón khách trở lại, đơn vị đã huy động lực lượng tiến hành vệ sinh môi trường tất cả các điểm di tích, phòng bán vé, không gian sân vườn; đồng thời tổ chức xúc tiến, quảng bá, giới thiệu và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Theo ông Nhật, nguồn khách du lịch Huế hướng đến trong thời gian này phần lớn là khách nội địa và việc thu hút du khách phụ thuộc vào tình hình diễn biến của dịch bệnh. Nếu Việt Nam duy trì được tình hình như hiện nay thì hy vọng đến cuối năm, di tích Huế sẽ hoạt động trở lại như bình thường…

Theo báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, 4 tháng đầu năm 2020, lượng khách đến Huế ước đạt 940.000 lượt, giảm 60% so với cùng kỳ; khách lưu trú ước đạt 426.000 lượt, giảm 44,95%; tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 2.079 tỷ đồng, giảm 73% so với cùng kỳ; tổng thiệt hại về doanh thu từ du lịch 4 tháng đầu năm 2020 ước khoảng 2.250 tỷ đồng.

Để chủ động thu hút khách trong thời gian tới, ngoài việc triển khai đảm bảo điểm đến an toàn, ngành Du lịch Thừa Thiên-Huế sẽ tổ chức hội nghị lữ hành toàn quốc để kết nối với các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú và dịch vụ du lịch; công bố các gói kích cầu của tỉnh, đồng thời giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới của địa phương.

Ông Đinh Mạnh Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế, cho hay, ngoài tổ chức các lễ hội văn hóa lớn để thu hút du khách, như Festival Huế 2020; các lễ hội Huế - Kinh đô ẩm thực; Huế - Kinh đô Áo dài; Vnexpress Marathon Huế 2020 thì công tác xúc tiến quảng bá được xác định quan trọng hàng đầu với thông điệp “Huế - điểm đến an toàn và thân thiện” để thu hút du khách đến địa bàn tỉnh.

Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế khẳng định, tỉnh sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ sớm phục hồi trở lại. Vì thế, ngành Du lịch Huế cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, kích cầu phải đủ mạnh.

UBND tỉnh thống nhất phương án sẽ giảm 50% giá vé tham quan các điểm di tích từ tháng 6-2020 đến cuối tháng 8-2020, thời điểm diễn ra Festival Huế. Bên cạnh công tác quảng bá, xúc tiến, kích cầu du lịch, tỉnh yêu cầu ngành Du lịch và các ngành liên quan triển khai sâu rộng Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng chống dịch COVID-19 đối với hoạt động du lịch do UBND tỉnh ban hành. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh du lịch thông minh, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, tập trung triển khai đăng ký lưu trú qua phần mềm HueS… để thu hút du khách đến với Cố đô Huế.


Anh Khoa

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文