Nhiều tàu cá phải nằm bờ do hoạt động không hiệu quả

09:12 17/10/2019
Sau vài năm đi vào hoạt động, hiện không ít tàu cá của ngư dân phải nằm bờ do hoạt động không hiệu quả...

Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về “Một số chính sách phát triển thủy sản” của Chính phủ đã tạo điều kiện giúp ngư dân các tỉnh duyên hải miền Trung có điều kiện được vay vốn để nâng cấp, cải hoán máy móc, đóng mới tàu cá vỏ gỗ, vỏ thép phục vụ hoạt động vươn khơi bám biển, bảo vệ ngư trường. Tuy nhiên, sau vài năm đi vào hoạt động, hiện không ít tàu cá của ngư dân phải nằm bờ do hoạt động không hiệu quả...

Tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, đến nay có 40 ngư dân được phê duyệt vay vốn đóng mới tàu cá theo chính sách của Nghị định 67, trong đó có nhiều tàu vỏ thép, với tổng số tiền các ngân hàng cho vay vốn 303,2 tỷ đồng. 

Tàu cá vỏ thép của ông Trần Văn Chiến nằm bờ nhiều tháng qua.

Tuy nhiên, hiện số vốn cho vay được các ngân hàng thu lại rất ít, nguyên nhân một phần là do tàu cá của ngư dân hoạt động không mang lại hiệu quả. Điển hình trường hợp ngư dân La Văn Thoạn, ở thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang. 

Năm 2017, ông Thoạn vay ngân hàng gần 8 tỷ đồng để đóng mới tàu cá có công suất hơn 700CV. Sau hơn 1 năm ra khơi bám biển, nhưng vì thua lỗ do chi phí cao nên ông phải cho tàu nằm bờ với số nợ quá hạn chi trả cho ngân hàng lên đến 1,4 tỷ đồng. 

“Ngày đóng được chiếc tàu cá công suất lớn và đưa vào hoạt động, vợ chồng tui rất đỗi vui mừng, chỉ chăm lo việc vươn khơi bám biển để kiếm tiền trả số nợ đã vay vốn ngân hàng. Thế nhưng, do tàu lớn nên kinh phí duy tu, bảo dưỡng máy móc hàng tháng quá lớn, cần nhiều nhân công, trong khi hải sản đánh bắt trên biển không nhiều như trước. Dù thu nhập mỗi chuyến biển tăng hơn, nhưng thu vẫn không đủ bù chi nên tôi quyết định cho tàu cá nằm bờ”, ông Thoạn giải bày. 

Ông Ngô Văn Đủ, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thuận An, cho hay, toàn thị trấn có 23 tàu cá được đóng mới theo Nghị định 67. Trong số này, phần lớn các tàu đều hoạt động vươn khơi bám biển khá hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Song, hiện có 3 tàu cá đóng mới phải nằm bờ, trong đó có tàu của ông Thoạn. 

Ở xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, tàu cá số hiệu TTH-99999TS của ngư dân Trần Văn Chiến là tàu vỏ thép đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên-Huế được đóng mới theo Nghị định 67 và được hạ thủy vào cuối năm 2016. Nhưng, chỉ sau một thời gian hoạt động, do chi phí vận hành hoạt động tàu quá lớn dẫn đến mỗi chuyến biển đều thua lỗ nên ông Chiến đành cho tàu nằm bờ. 

Ông Chiến lo lắng nói rằng, ngoài số vốn có được, gia đình phải vay thêm 17,5 tỷ đồng từ ngân hàng BIDV Thừa Thiên-Huế để đóng mới chiếc tàu này. Tàu dài 28,09m, được thiết kế theo yêu cầu đối với tàu biển cấp 1, hoạt động an toàn ở vùng biển xa bờ đến 200 hải lý với 1 máy chính hiệu Mitsubishi có công suất 822HP, 2 máy phát điện 79KVA và 17KVA, hệ thống lái điện thủy lực, tời kéo lưới thủy lực 4 tấn, tời neo thủy lực 1,5 tấn... nên đánh bắt ở ngư trường xa bờ rất yên tâm. 

Trong những chuyến biển đầu tiên, tàu hoạt động hiệu quả, ông đã trả được gần 500 triệu đồng tiền vay vốn cho ngân hàng. 

Thế nhưng càng về sau, mỗi chuyến biển chỉ thu được trên dưới 100 triệu đồng, trừ chi phí nhân công, tiền dầu thì lỗ nặng. Mới đây, ông cố gắng kêu gọi ngư dân đi thêm 3 chuyến nữa để hy vọng kiếm thêm được ít tiền trả lãi ngân hàng vào dịp cuối năm nhưng càng ra khơi thì càng lỗ nên tàu đành nằm bờ suốt 3 tháng qua. Trong khi tàu nằm bờ thì số tiền gốc và tiền lãi ngân hàng mà gia đình phải trả mỗi năm lên đến 1,2 tỷ đồng nên hiện gia đình chưa biết phải tính sao...

Theo ông Trương Văn Giang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên-Huế, thống kê của Ngân hàng Nhà nước, toàn tỉnh hiện dư nợ vốn cho vay đóng tàu theo Nghị định 67 đến hơn 255,8 tỷ đồng. Riêng, Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam (Agribank), Chi nhánh Thừa Thiên-Huế, thời gian qua, đã cấp tín dụng vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 cho 18 ngư dân trên địa bàn tỉnh với tổng vốn hơn 151 tỷ đồng. Song đến nay, tổng số tiền thu nợ chỉ đạt hơn 4,2 tỷ đồng. 

Ngoài các tàu cá hoạt động không hiệu quả, vẫn có nhiều chủ tàu 67 làm ăn có lợi nhuận nhưng chưa có ý thức, trách nhiệm trả nợ và thực hiện các cam kết tín dụng, ỷ lại chính sách của Nhà nước, chây ỳ và không hợp tác với ngân hàng trong việc trả nợ. 

Ngoài ra, do ngân hàng và các cơ quan chức năng chưa nắm bắt chính xác sản lượng, giá trị và doanh thu khai thác hải sản thực tế dễn đến các chủ tàu cá thiếu trung thực, khai gian sản lượng, giá bán lẫn doanh thu để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ vay cho ngân hàng. “Thời gian tới, Agribank chi nhánh Thừa Thiên-Huế sẽ triển khai nhiều biện pháp đối với các chủ tàu vi phạm cam kết tín dụng, chậm trả nợ so với quy định.

Ngoài đề xuất các chính quyền địa phương, các Chi hội nghề cá, nghiệp đoàn nghề cá tăng cường công tác tuyên truyền đến ngư dân chấp hành nghiêm các quy định của Chính phủ trong việc trả nợ, quản lý tài sản đảm bảo tiền vay thì đơn vị sẽ thực hiện thu hồi tài sản là tàu cá nếu chủ tàu không cho tàu hoạt động và sẽ khởi kiện các trường hợp ngư dân cố tình trốn tránh nghĩa vụ trả nợ”, ông Trần Đình Khoái, Phó Giám đốc Agribank chi nhánh Thừa Thiên-Huế cho hay. 

Anh Khoa

Mưa dông diện rộng được dự báo diễn ra khắp miền Bắc và tại cá tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An với lượng mưa có nơi trên 80mm. Thủ đô Hà Nội trời mát mẻ, nhiệt độ trong ngày từ 23-29 độ C.

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, ngày 2/5, Đoàn Thanh Tuấn (SN 1985, thường trú khu phố 4, phường An Thới, TP Phú Quốc), Công chức địa chính xã Cửa Dương (TP Phú Quốc) đã đến đầu thú, khai nhận hành vi vi phạm của mình.

Đảng ủy, lãnh đạo Cục B03 - Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tá Trần Quang Minh, SN 1938, nguyên Phó Cục trưởng thuộc Cục B53, Tổng cục V - Bộ Công an (nay là Cục B03, Bộ Công an); đã từ trần vào hồi 00h52 ngày 1/5/2024 (tức ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn), hưởng thọ 87 tuổi.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng tàu, đoạn thuộc địa bàn Đồng Nai, ngày 2/5, Thành ủy TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã làm việc cấp ủy, chính quyền phường Phước Tân. Đây là địa phương có nhiều vướng mắc và được đánh giá phức tạp nhất trong số các xã, phường, thị trấn có dự án trọng điểm quốc gia là tuyến cao tốc đi qua...

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an, ngày 2/5, Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung điều tra, thu thập chứng cứ về vụ tai nạn lao động khiến 6 người tử vong và 5 người bị thương nặng xảy Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu…

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Đồng chí Đại tá Đậu Bá Thư, sinh ngày 26/3/1935, nguyên Trưởng phòng 2, Cục A14, Tổng cục An ninh (nay là Cục An ninh đối ngoại - Bộ Công an); huy hiệu 60 năm tuổi đảng; được tặng thưởng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文