Những chiêu tuồn thực phẩm bẩn, móc túi người tiêu dùng

11:51 20/01/2017
Chỉ còn vài ngày nữa là tới Tết Nguyên đán, đây là thời gian cao điểm về tiêu thụ thực phẩm trên thị trường Hà Nội. Thực phẩm sản xuất trong nước tuy dồi dào nhưng vẫn có một lượng lớn vào nội địa qua con đường nhập lậu không được kiểm soát. 


Thực phẩm bẩn nhập lậu đang là mối nguy hiểm đe dọa đến an toàn sức khỏe người tiêu dùng trong dịp Tết này. Mặc dù lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra, xử lý 2.520 vụ vi phạm về đo lường chất lượng và an toàn thực phẩm trong năm 2016, nhưng thực phẩm “bẩn” vẫn khiến người tiêu dùng thực sự lo lắng.

Có mặt tại một gian hàng khô ở chợ Đồng Xuân chúng tôi thấy ở đây bày bán khá nhiều mặt hàng như dầu hào, nước tương, ngô đóng hộp, siro các loại của Trung Quốc. Chủ hàng nói chắc như “đinh đóng cột” rằng đây là hàng đảm bảo, có nguồn gốc rõ ràng. Không chỉ ở chợ Đồng Xuân mà tại nhiều chợ của Hà Nội cũng bày bán thực phẩm không rõ nguồn gốc. 

Một người buôn chuyến từ Lạng Sơn về Hà Nội cho biết, anh chuyên bỏ mối thực phẩm khô cho các cửa hàng bán lẻ, bán buôn ở quanh khu vực Đồng Xuân. Hàng hóa của anh này nhập từ Lạng Sơn, không nhãn mác tiếng Việt, khi vào chợ, người tiêu dùng cũng chỉ biết cách sử dụng qua hướng dẫn của người bán. 

Đối với mặt hàng này, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Chi cục QLTT Hà Nội bắt giữ rất nhiều. Đa số hàng hóa đều là hàng do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc.

Thực phẩm nhập lậu bị Đội QLTT số 2 thu giữ.

Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm Tết đang rất cao, hàng ngày có hàng trăm tấn thực phẩm từ khắp nơi đưa vào Hà Nội tiêu thụ. Từ nội tạng, mỡ đến các loại thực phẩm khô, bánh kẹo nhập lậu đưa vào tiêu thụ. Đây là thực phẩm không được kiểm tra, kiểm soát về chất lượng VSATTP, khiến người sử dụng vô cùng lo lắng. Lâu nay người tiêu dùng vẫn nghi hoặc ruốc thịt bán trên thị trường là ruốc nhập lậu. 

Trên thực tế, Đội QLTT số 7 Hà Nội phối hợp với Công an quận Thanh Xuân kiểm tra toa tàu số hiệu 231814 đã phát hiện 2.900kg thực phẩm là ruốc không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp đang được chuyển từ toa tàu xuống xe ôtô. Đội QLTT số 7 đã xử phạt 50 triệu đồng về hành vi kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, buộc tiêu hủy số ruốc trên và xử phạt 12,5 triệu đối với hành vi vi phạm về nhãn hàng hóa.

Người tiêu dùng hiện lo lắng nhất là thực phẩm mất VSATTP trà trộn tung ra thị trường. Đặc biệt là hàng hết date, cận date được xóa đi rồi đóng gói trong các giỏ quà Tết để bán. Đội QLTT số 11 phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường kiểm tra một cơ sở kinh doanh tại phố Trung Kính đã phát hiện nhân viên công ty đang thực hiện hành vi cắt bỏ bao bì hàng hóa hết hạn sử dụng, sau đó cho hàng hóa vào trong bao bì mới và dập hạn sử dụng mới. 

Đoàn kiểm tra đã tạm giữ gần 3.000 thùng bánh kẹo các loại, 3 máy đóng gói, 2 súng bắn keo, 1 máy dập date và 139 bịch bao bì, xử phạt 100 triệu đồng. Đây là hành vi không thể chấp nhận được của một doanh nghiệp đầu tư thương mại, nó sẽ trực tiếp “giết” người tiêu dùng nếu như không được phát hiện.

Nguy hiểm hơn nữa là một lượng hàng lớn hết hạn sử dụng nếu không được Đội QLTT số 2 phối hợp với Công an quận Hoàn Kiếm và Công an phường Đồng Xuân phát hiện thì có lẽ đã nằm trong dạ dày của người tiêu dùng. Đó là kiểm tra điểm tập kết hàng hóa ở 18 phố Hàng Khoai không có chủ sở hữu, thu giữ 5,3 tấn ngó sen đã quá hạn sử dụng.  

Ông Lưu Bách Chiến, Đội trưởng Đội QLTT số 2 cho biết: “Năm nay bánh mứt kẹo chủ yếu là hàng trong nước, hàng nước ngoài, đặc biệt là hàng Trung Quốc ít hơn nhiều do người tiêu dùng chuyển sang dùng hàng Việt. Năm 2016, Đội QLTT số 2 kiểm tra, xử lý 105 vụ vi phạm VSATTP và chất lượng đo lường. Riêng trong tháng cao điểm kiểm tra phục vụ Tết Nguyên đán, đơn vị đã xử lý 29 vụ kinh doanh hàng vi phạm VSATTP”. 

Theo ông Chiến, các mặt hàng vi phạm về ATVSTP bị xử lý chủ yếu là bánh mứt kẹo, các chất phụ gia, thức ăn nhanh như me chua, ngô đóng hộp, khoai tây đóng hộp…. Vừa mới đây Đội QLTT số 2 phối hợp với Công an quận Hoàn Kiếm kiểm tra và thu giữ trên 1 tấn bánh kẹo nhập lậu đang tập kết chuẩn bị tung ra thị trường.

Theo Chi cục QLTT Hà Nội thì các chất phụ gia thực phẩm nhập lậu ngày một gia tăng để tẩm ướp thực phẩm cung cấp cho nhà hàng và thị trường Tết. Đội QLTT số 17 phối hợp với Phòng 7, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường kiểm tra đối với ông Jia Xing Long, địa chỉ ở thôn 3, xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất và tạm giữ 3,7 tấn phụ gia thực phẩm các loại do nước ngoài sản xuất, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, không rõ chất lượng. Tại thời điểm kiểm tra, ông Jia Xing Long chưa xuất trình hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc của lô hàng trên.

Một số cơ sở sản xuất cũng mua phụ gia thực phẩm và hương liệu nhập lậu về để sản xuất bim bim, bánh kẹo. Qua kiểm tra tại kho hàng CN5 Khu công nghiệp Thạch Thất, Đội QLTT số 11 phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã phát hiện trên 2,5 tấn hương liệu, phụ gia thực phẩm dùng để sản xuất thạch, bim bim các loại không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc. 

Điển hình là Đội QLTT số 13 phối hợp với Công an TP Hà Nội kiểm tra Công ty TNHH Sa Sa Hà Nội tại huyện Hoài Đức phát hiện có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa nhập lậu, thu giữ 6,5 tấn phụ gia thực phẩm.

Các mặt hàng thực phẩm khác như trái cây, thịt gia súc, gia cầm nhập lậu từ biên giới đang vận chuyển mạnh vào tiêu thụ trong thị trường nội địa dịp Tết này. Theo Chi cục QLTT Hà Nội thì năm 2016 đã kiểm tra, xử lý 2.520 vụ vi phạm về đo lường chất lượng và ATTP, phạt hành chính trên 15 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm trên 22 tỷ đồng. Tuy nhiên, còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán, đây là thời gian cao điểm tiêu thụ thực phẩm, rất cần có sự kiểm tra, kiểm soát gắt gao của lực lượng QLTT để chống hàng gian, hàng giả, bảo đảm chất lượng VSATTP cho người tiêu dùng.
Trần Hằng

Không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu khắp các tỉnh thành ở miền Bắc khiến nền nhiệt hạ nhanh cùng với đó là mưa dông diễn ra ở nhiều nơi, trời lạnh.

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文