Thông tin thêm về nguy cơ mất tiền tỷ từ các “con cưng” của Vinafood 2:

Những cung cách làm ăn lạ đời!

14:53 16/01/2015
Hàng loạt “con cưng” của Vinafood 2 hiện vẫn trong mớ bùng nhùng của tình trạng nợ nần, thua lỗ.
>> Mối lo mất tiền tỷ từ Hậu Giang Food

Cụ thể, trong tổng số 44 công ty thành viên (14 đơn vị trực thuộc và 30 đơn vị liên kết – công ty CP, công ty TNHH) thì có ít nhất 19 đơn vị thua lỗ; và tổng số tiền thua lỗ, nợ khó đòi của các đơn vị lên tới gần 1.000 tỷ đồng. Khi điểm lại nguyên nhân dẫn đến khoản tiền đáng ngại trên, có nguyên nhân của cung cách làm ăn khó hiểu, lạ đời…

Công ty Nông sản thực phẩm Trà Vinh – một trong những “con cưng” của Vinafood 2 đang đứng đầu trong danh sách “èo uột” với khoản thua lỗ lên tới 164,66 tỉ đồng. Xếp thứ nhì là - Công ty Lương thực Trà Vinh với khoản lỗ 134,52 tỉ đồng.

Lý giải, ông Trần Văn Tâm - Giám đốc Công ty Lương thực Trà Vinh cho rằng một trong những nguyên nhân là do năm 2011, Công ty mua gạo giá cao, tồn kho lớn, nhưng khi bán ra thì giá thấp hơn lúc mua vào tới 1.700-1.800 đồng/kg dẫn đến khoản thua lỗ hơn 120 tỉ đồng. Sang năm sau, Công ty thực hiện chương trình mua tạm trữ lúa gạo không hiệu quả nên tiếp tục lỗ thêm hơn chục tỉ (?).

Còn tại Công ty Lương thực Vĩnh Long, việc làm ăn với Công ty CP Tập đoàn Thịnh Phát Kon Tum (Công ty Thịnh Phát) đã làm cho DN này bị thất thoát gần 130 tỉ đồng. Ban đầu, nguyên nhân được xác định là do lãnh đạo Công ty lỏng lẻo. Cụ thể, để có lượng mì lát 94.000 tấn cung cấp cho 2 đối tác “ngoại” là Công ty Artwell (40.000 tấn) và Công ty Toepfer (54.000 tấn), Công ty Lương thực Vĩnh Long đã ký hợp đồng mua mì lát khô của Công ty Thịnh Phát.

Công ty Lương thực Vĩnh Long đã ứng tiền trước cho Công ty Thịnh Phát khi chưa nhận hàng; đồng thời cử một số nhân viên lên TP Kon Tum làm nhiệm vụ chốt giữ kho, nhận hàng, giao hàng xuất khẩu theo hợp đồng đã ký.

Người nông dân một nắng hai sương để có hạt thóc nhưng luôn tiềm ẩn nhiều nỗi lo.

Đầu tháng 2/2014, ông Võ Minh Khôi - nhân viên của Phòng Kế hoạch - Kinh doanh Công ty Lương thực Vĩnh Long đã bị phát hiện thông đồng với Công ty Thịnh Phát ký khống phiếu xác nhận nhập kho và tự ý cho công ty này mượn hàng trong kho đem bán, gây thất thoát gần 130 tỉ đồng.

Theo tường trình của ông Võ Minh Khôi, từ cuối năm 2012 đến tháng 3/2013, ông đã ký xác nhận nhập khống tại kho Trường Chinh hơn 11.400 tấn, còn tại Kho 332 (cùng tọa lạc tại TP Kon Tum) là 12.800 tấn với tổng giá trị lên đến 97,9 tỉ đồng. Chưa hết, ông Khôi còn cho Công ty Thịnh Phát mượn thêm 8.200 tấn mì lát (giá trị 32,8 tỷ đồng) có trong 2 kho vừa kể.

Trước khi Cơ quan CSĐT Bộ Công an vào cuộc, khởi tố, bắt tạm giam 3 “nhân vật” chủ chốt của Công ty này (gồm ông Dương Lê Dũng - Giám đốc; Huỳnh Văn Thức - Trưởng phòng kinh doanh và Trần Thị Diễm Thúy - Kế toán trưởng) vào thời điểm cách nay gần 2 tháng, có một sự thật đã được phơi bày.

Thực chất của việc Công ty Lương thực Vĩnh Long ứng vốn trước cho Công ty Thịnh Phát mà chúng tôi đã kể trên lại là việc cho vay vốn với lãi suất 6-8%/năm. Trong khi đó, nguồn tiền mà Công ty lương thực Vĩnh Long có được để mang đi cho vay là vay lại từ ngân hàng thông qua bảo lãnh của Vinafood 2.

Khi thực hiện việc này, Công ty lương thực Vĩnh Long đã không báo cáo với Vinafood 2 theo quy định; đồng thời cũng không thẩm tra năng lực tài chính của đối tác, để rốt cuộc, gây thiệt hại lớn cho nhà nước.

Đã vậy, khi biết thua đậm sau phi vụ làm ăn này, lãnh đạo Công ty lương thực Vĩnh Long tìm cách che giấu, không báo cáo đúng sự thật với Công ty “mẹ”. Và trong năm 2013, dù được Vinafood 2 khuyến cáo không ký kết hợp đồng với một số DN đang có nợ xấu của ngân hàng nhưng lãnh đạo Công ty Lương thực Vĩnh Long vẫn tiếp tục ký hợp đồng với 3 DN và chuyển trước tiền để đối tác mua nguyên liệu, dẫn đến đối tác sử dụng tiền này vào việc khác gây thiệt hại gần 100 tỉ đồng, đến nay không thu hồi được.

Lãnh đạo của Vinafood 2 cũng từng thừa nhận có những doanh nghiệp thua lỗ do không lo làm lúa gạo xuất khẩu mà quay kinh doanh ngành nghề  cá tra, dẫn đến tình trạng đã lỗ lại càng thêm lỗ. Danh sách “con cưng” của Vinafood 2 rơi vào tình trạng èo uột vì ngày càng dài ra.

Xếp sau 2 “con cưng” tại Trà Vinh là Hậu Giang Food (lỗ gần 100 tỷ đồng), Công ty Lương thực Thực phẩm An Giang (lỗ 83,19 tỷ đồng), Công ty Lương thực Bạc Liêu (42,34 tỷ đồng), Công ty Nông sản Thực phẩm Tiền Giang (25,13 tỷ đồng), Công ty Lương thực Bến Tre (1,35 tỷ đồng), Công ty Lương thực Sóc Trăng (2,7 tỷ đồng)….

Một nguồn tin còn cho biết năm 2013, Vinafood2 lỗ 210 tỷ đồng. Quý I/2014 lỗ thêm 20,8 tỷ đồng (chủ yếu từ cá tra). Số nợ khó đòi của các DN thành viên Vinafood 2 đến nay lên tới ít nhất 623 tỷ đồng; nhiều “đối tác” một thời giờ trở thành “con nợ” lớn, như: Công ty TNHH XNK TM Võ Thị Thu Hà (TP HCM), Công ty Thịnh Phát, Công ty TNHH MTV Hòa Tân Lộc và Công ty TNHH Đầu tư Bình Lợi.

Nhắc đến “con nợ” Công ty TNHH XNK TM Võ Thị Thu Hà, nguyên lãnh đạo Vinafood 2 cho biết việc mua bán dẫn đến khó thu hồi nợ ở “con nợ” này đã được Vinafood 2 phát hiện từ đầu 2013, và đến gần cuối 2013 thì tiếp tục được phát hiện, số tiền nợ khó đòi tăng thêm hàng trăm tỷ đồng nữa.

Và cũng thời điểm này, không chỉ có Hậu Giang Food , Công ty lương thực Vĩnh Long, Đồng Tháp mua bán gạo với Thu Hà mà còn có nhiều DN khác thuộc Vinafood 2 cũng bị nợ dây chuyền bởi các đơn vị mua bán lòng vòng. Một số đơn vị còn không báo cáo số nợ thật. Công ty lương thực Vĩnh Long ban đầu báo chỉ bị nợ 60 tỷ nhưng sau này đó con số thực lên hơn 140 tỷ. Còn công ty Hậu Giang sau khi bị Thu Hà giật nợ lại đem số nợ này đi bán lòng vòng cho nhiều đơn vị khác, hậu quả là bị nợ dây chuyền trong hệ thống Vinafood 2.

Và chính cung cách làm ăn lạ đời này đã đẩy nhà nước đối mặt với nguy cơ mất tiền tỷ.

Binh Huyền

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文