Những khu công nghiệp "vắng như chùa Bà Đanh"
Theo báo cáo của Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng khu kinh tế tỉnh Kon Tum, kết quả thực hiện đầu tư cho cụm công nghiệp này trên 4,7 tỷ đồng. Đáng chú ý đã chi phí quảng cáo hết 72 triệu đồng mà vẫn không có nhà đầu tư nào vào đây.
Sau đó chuyển giao cho Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Kon Tum tiếp quản năm 2005 và đến năm 2012, UBND tỉnh Kon Tum có quyết định chính thức thành lập Cụm công nghiệp Đăk La giao cho Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng khu kinh tế tỉnh Kon Tum quản lý đến nay. Theo phía Ban Quản lý Cụm công nghiệp Đăk La hiện đang tiếp tục đầu tư thêm khoảng 6 tỷ đồng để nâng cấp hệ thống giao thông vào khu công nghiệp và một số hạng mục khác để kêu gọi thu hút đầu tư nhưng xem ra vẫn còn đang dở dang.
Những cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo phong trào ở Tây Nguyên. |
Trong khi đó tại tỉnh Gia Lai, nhiều khu công nghiệp cũng vắng nhà đầu tư. Theo báo cáo, toàn tỉnh Gia Lai có 11 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp được phê duyệt quy hoạch chi tiết trên diện tích gần 300 ha nhưng thực tế rất ít doanh nghiệp đầu tư. Thực tế, việc hình thành các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo phong trào ở khắp nơi đã gây lãng phí đất đai, tốn kém tiền của Nhà nước.
Theo các doanh nghiệp, việc thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phải có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ở những địa bàn phù hợp, có hệ thống hạ tầng đồng bộ như điện, nước, hệ thống thoát nước, xử lý chất thải, liên kết giao thông khu vực trong quá trình giao thương hàng hóa... mới thu hút được đầu tư.