Nông dân điêu đứng vì cao su rớt giá

15:10 25/07/2014
Những năm qua, huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên- Huế, được biết đến là vùng đất “vàng trắng”, bởi cây cao su trở thành cây trồng chủ lực, giúp bà con nơi đây xóa đói giảm nghèo. Thế nhưng, hiện nay nhiều nông dân một thời từng là “triệu phú cao su” lại rơi vào cảnh điêu đứng và có ý định chặt bỏ loại cây này do mủ cao su đang rớt giá thê thảm...

Hương Phú là một trong những xã có số hộ dân trồng cao su lớn nhất huyện Nam Đông, với tổng diện tích 800 ha. Trong gần 20 năm qua, loại cây cho thứ mủ trắng này được xem là cây trồng chủ lực của người dân khi giá mủ cao su ở thời kỳ đạt đỉnh lên đến gần 50 nghìn đồng/1kg. Với mức giá cao như thế nên nhiều hộ dân đã thế chấp sổ đỏ, nhà cửa, đất đai... để vay vốn hàng trăm triệu đồng từ ngân hàng nhằm mở rộng diện tích trồng cao su. Tuy nhiên, mùa vụ năm nay, cao su liên tục rớt giá và hiện đang được thương lái thu mua ở mức từ 7- 8 nghìn đồng/1kg.

Đứng bên vườn cao su rộng chừng 3 ha của gia đình, bà Nguyễn Thị Hạnh (trú thôn Phú Mậu, xã Hương Phú) buồn bã nói: “Đầu năm 1990, vợ chồng tui dắt nhau lên vùng đất mới này để định cư, lập nghiệp. Sau gần 2 năm khai hoang, gia đình trồng được 2ha cao su. Đang trong thời kỳ thu hoạch thì trận bão năm 2006 quật gãy hết một nửa, sau đó tui tiếp tục vay vốn để trồng thêm 1ha. Có thời điểm, vợ chồng tui thu được gần 4 triệu đồng/ngày với giá bán mủ tươi cao su từ 40 đến 50 ngàn đồng/1kg. Nhưng giờ thì ngược lại, giá mủ cao su rớt thê thảm quá, tui không biết vay tiền đâu để trả lãi ngân hàng...”.

Mủ cao su liên tục rớt giá đã khiến hàng trăm nông dân trên địa bàn xã Hương Phú, huyện Nam Đông, Thừa Thiên - Huế, điêu đứng.

Cùng cảnh ngộ, hơn 500 hộ dân trên địa bàn Hương Phú cũng đang sống trong cảnh điêu đứng, bị nợ nần “bủa vây” do cao su rớt giá. Ông Hồ A Rực, sống ở thôn Ka Tư, bày tỏ: “Nếu như năm trước, giá bán mủ tươi đang còn ở mức mỗi ký (kg) 15 nghìn đồng thì với 2,5ha cao su, vợ chồng tui còn thu được một ít lãi. Nay thì năng suất cao su cho mủ nhiều hơn, nhưng vì giá bán quá thấp nên mỗi ngày, gia đình thua lỗ trên 200 nghìn đồng”.

Ông Trần Bảo Thắng, Chủ tịch UBND xã Hương Phú, cho hay: “Cây cao su đã giúp xã thoát khỏi chương trình 135 với thu nhập bình quân từ cao su đạt 18 triệu đồng/ người/ năm; nhưng hiện loại cây này làm nông dân trên địa bàn lao đao. Không ít hộ dân đang tính đến chuyện chặt bỏ cây cao su để chuyển sang trồng cây khác có hiệu quả kinh tế hơn...”.

Trong tình cảnh tương tự, hàng nghìn hộ dân ở các xã Hương Hòa, Hương Sơn, Thượng Long, Thượng Quảng (huyện Nam Đông) cũng rơi vào cảnh khốn khó, bị ngân hàng… gõ cửa đòi nợ khi mủ cao su bán ra không được giá. Bà Trần Thị Mẫn (trú thôn 10, xã Hương Hòa) cho biết: “Vợ chồng tui đã từng vui mừng khi 1 nghìn cây cao su của gia đình may mắn không bị đổ ngã sau 2 trận bão lớn vào tháng 10 và 11/2013, nhưng nay tui dự tính chặt bỏ hết số cây này để chuyển sang trồng hồ tiêu, chuối hoặc cây trồng ngắn ngày khác để sớm thu hoạch. Chứ bán với giá 7 nghìn đồng/kg mủ cao su tươi như hiện nay, đã phải chịu lỗ gần 70 triệu đồng rồi”.

Theo nhiều hộ dân, một trong những nguyên nhân dẫn đến giá cao su rớt thảm hại là do thị trường chính từ Trung Quốc đang thực hiện lệnh hạn chế nhập khẩu và giảm giá thu mua nên Công ty CP Cao su Thừa Thiên- Huế buộc phải hạ giá thành.

Ông Trần Công Thành, Phó phòng NN&PTNT huyện Nam Đông trao đổi, gần 20 năm qua, người dân trên địa bàn huyện trồng được 3.538ha cao su, trong đó có 2.100ha đang ở thời kỳ khai thác mủ với sản lượng mỗi năm gần 8 nghìn tấn. Nhưng với mức giá bán mủ cao su hiện giờ đã làm nhiều hộ dân thua lỗ nặng. Đơn vị đã xuống địa bàn, trực tiếp động viên bà con nông dân không nên nóng vội, không được chặt bỏ cây cao su... để chờ đến thời điểm tăng giá. “Chúng tôi đã đề nghị các cấp liên quan cần quan tâm, tìm hướng mở rộng thị trường tiêu thụ mủ cao su cho bà con nông dân, ngoài thị trường chính là Trung Quốc. Đặc biệt là phía ngân hàng cần có chính sách giãn nợ, khoanh nợ cho các hộ dân để người dân tiếp tục bám trụ với cây cao su trong thời điểm khó khăn như hiện nay...”, ông Thành chia sẻ

Lê Anh

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文