Nông dân khóc ròng khi 10 nghìn ha lúa sắp thu hoạch gãy đổ

16:20 14/04/2020
Mưa lớn đã khiến nhiều diện tích lúa vụ Đông-Xuân của bà con nông dân ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế bị ngã đổ. Trong đó, địa bàn huyện Phú Vang có hơn 3.995 ha, huyện Phong Điền hơn 1.972 ha, thị xã Hương Thủy có hơn 1.622 ha, thị xã Hương Trà hơn 937ha…

Chiều 14/4, Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, do ảnh hưởng của mưa lớn nên địa bàn tỉnh có khoảng 10.000 ha lúa vụ Đông-Xuân bị ngã đổ, hư hại.

Trước đó, do ảnh hưởng của không khí lạnh nên tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, có mưa vừa và mưa to. Lượng mưa tính từ 13h ngày 12/4 đến 7h ngày 13/4, phổ biến từ 21 đến 115 mm. 

Mưa lớn đã khiến nhiều diện tích lúa vụ Đông-Xuân của bà con nông dân ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bị ngã đổ. Trong đó, địa bàn huyện Phú Vang có hơn 3.995 ha, huyện Phong Điền hơn 1.972 ha, thị xã Hương Thủy có hơn 1.622 ha, thị xã Hương Trà hơn 937ha…

10.000 ha lúa vụ Đông-Xuân ở Thừa Thiên Huế bị ngã đổ, hư hại do mưa lớn.

Ông Hà Văn Tuấn, Chủ tịch UBND thị xã Hương Trà cho biết, ngay sau khi xảy ra mưa lớn làm lúa ngã đổ, lãnh đạo thị xã cùng các đơn vị đã đi kiểm tra tình hình và chỉ đạo các trạm bơm, các hợp tác xã huy động toàn bộ hệ thống bơm hiện có để bơm nước tiêu úng cho đồng ruộng, giúp bà con nông dân hạn chế tối đa thiệt hại.

Các cơ quan chức năng kiểm tra đồng lúa gãy đổ sau mưa.

“Chỉ còn khoảng 2 tuần nữa là lúa ở cánh đồng này có thể thu hoạch được. Tuy nhiên trận mưa lớn kéo dài đã làm gần 1 mẫu lúa của gia đình gãy đổ, ngã rạp xuống mặt ruộng. Do lúa sắp chín nên giờ việc tiêu úng cũng chỉ hạn chế thiệt hại chứ không thể cứu lúa được nữa”, anh Nguyễn Văn Bảy (ở xã Hương Phong, thị xã Hương Trà) buồn bã cho biết.

Những cánh đồng lúa sắp thu hoạch ở thị xã Hương Trà hư hại do mưa lớn.

Được biết, vụ lúa Đông-Xuân, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế gieo cấy 28.667 ha. Hiện Sở NN&PTNT cùng các địa phương đang nỗ lực tập trung mọi nguồn lực để bơm tiêu úng, cứu lúa.


Anh Khoa

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文