Quản lý, khai thác cát bền vững tại vùng châu thổ Cửu Long

08:13 12/11/2020
Vừa qua, đoàn công tác của Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ TN&MT) và WWF Việt Nam đã làm việc với các sở, ban, ngành của TP Cần Thơ về dự án“Giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu (BĐKH) và phòng chống thiên tai thông qua sự tham gia của khối công – tư trong khai thác cát bền vững vùng ÐBSCL”. Đại diện WWF cho biết, dự án được thực hiện từ tháng 7/2019 đến tháng 6/2023 nhằm góp phần duy trì các chức năng sinh thái quan trọng, giảm thiểu rủi ro về KT-XH do BĐKH gây ra ở ĐBSCL...


Việc khai thác cát quá mức sẽ làm trầm trọng hơn các tình trạng nguy cấp mà vùng châu thổ Cửu Long đang đối mặt, đặc biệt là sạt lở bờ sông. Do đó, việc quản lý khoáng sản lòng sông một cách hiệu quả, bền vững cần những giải pháp căn cơ, lâu dài. Liên quan tới vấn đề này, Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) đã làm việc với một số địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) về dự án “Giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu (BĐKH) và phòng chống thiên tai thông qua sự tham gia của khối công – tư trong khai thác cát bền vững vùng ÐBSCL” (gọi tắt là dự án).

Vừa qua, đoàn công tác của Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ TN&MT) và WWF Việt Nam đã làm việc với các sở, ban, ngành của TP Cần Thơ về dự án trên. Đại diện WWF cho biết, dự án được thực hiện từ tháng 7/2019 đến tháng 6/2023 nhằm góp phần duy trì các chức năng sinh thái quan trọng, giảm thiểu rủi ro về KT-XH do BĐKH gây ra ở ĐBSCL.

Dự án có 4 nội dung, gồm: Xây dựng cơ sở dữ liệu ngân hàng về tổng lượng trầm tích; tăng cường nhận thức của cộng đồng và các cơ quan ra quyết định về tác động của việc khai thác cát không bền vững, làm gia tăng thiên tai cho khu vực; tăng cường khả năng cho các đối tác truy cập thông tin về rủi ro liên quan đến khai thác cát và thúc đẩy tìm kiếm các nguồn vật liệu thay thế cát sỏi trong lĩnh vực xây dựng; xây dựng các khuyến nghị, hướng dẫn về khai thác cát bền vững.

Thủy đoàn II Cục CSGT triệt phá tụ điểm khai thác cát trái phép trên sông Tiền vào tháng 6/2020.  

Tại buổi làm việc, đại diện WWF và các sở, ngành của TP Cần Thơ có những trao đổi liên quan đến quy hoạch khai thác cát trên địa bàn cùng những nghiên cứu về vật liệu thay thế cát trong xây dựng công trình. Ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ cho biết, trên địa bàn Cần Thơ chỉ có cát san lấp được khai thác từ sông Hậu.

Theo quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản đến năm 2020, thành phố có 13 khu vực khai thác cát san lấp với tổng diện tích 634ha với trữ lượng gần 14 triệu m3. Đến năm 2030, tổng diện tích cho phép khai thác cát giảm còn 588ha với trữ lượng gần 10 triệu m3. Trong đó, 10 mỏ tiếp tục khai thác và 3 khu vực thăm dò khai thác mới. Tất cả các vị trí thăm dò và khai thác đều nằm trên sông Hậu đoạn qua địa phận thành phố.

Lưu vực sông Mê kong đóng góp lượng trầm tích cho ÐBSCL với tỷ lệ bồi tụ trung bình hằng năm từ 0,3-1,8mm. Ðây là đối trọng duy nhất chống lại sụt lún và nước biển dâng. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, lượng phù sa, bùn cát của sông Mêkong đã giảm 50%, từ 160 triệu tấn vào năm 1992 xuống còn 75 triệu tấn năm 2014.

Theo các nhà khoa học, trầm tích lưu vực Mêkong khoảng 150-170 triệu tấn/năm và ĐBSCL trung bình nhận khoảng 79 triệu tấn/năm. Trong số này khoảng 9-13 triệu tấn lắng đọng ở các vùng ngập lũ, phần còn lại góp phần mở rộng châu thổ và làm phì nhiêu các vùng nuôi trồng thủy sản ven biển. Tuy nhiên, do các đập thủy điện và khai thác cát, làm cho trầm tích giảm ngày càng giảm.

Trong 20 năm trầm tích giảm hơn một nửa, tác động đến nguồn nước và trầm tích ĐBSCL ngày càng lớn. Hầu hết bờ biển của ĐBSCL đều bị xói lở với nhiều mức độ khác nhau. Mỗi năm sạt lở đã “nuốt” đến 500ha đất của vùng với tốc độ sạt lở dọc theo bờ biển lên đến 3.040m/năm.

Bên cạnh đó, tác động của BĐKH, xâm nhập mặn càng làm cho ĐBSCL dễ bị tổn thương. Việc khai thác cát không có kiểm soát, không theo quy định để phục vụ nhu cầu xây dựng làm gia tăng sụt lún và các tác động khác, như: Sạt lở, nước biển dâng, xâm nhập mặn. Cùng với đó, quy định lỏng lẻo trong khai thác đã dẫn tới tỷ lệ khai thác cao hơn khả năng tự bổ sung của sông Mêkong.

Theo đánh giá của ngành chức năng, trữ lượng khoáng sản cát lòng sông không ổn định theo thời gian, do tác động của dòng chảy và việc cấp phép khai thác cát của các tỉnh giáp ranh trong khu vực đã ảnh hưởng đến tính ổn định của trữ lượng.

Bên cạnh đó, việc lắp đặt, quản lý thiết bị giám sát hành trình của phương tiện khai thác cát, vận chuyển cát san lấp trên sông theo Nghị định số 23/2020/NÐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông tại các địa phương gặp nhiều khó khăn. Do chưa có quy định về tiêu chuẩn, tính năng kỹ thuật, phần mềm hệ thống giám sát, cũng như đơn vị quản lý, giám sát…

Trước thực trạng trên, WWF Việt Nam, với đối tác chính là Bộ NN&PTNT phối hợp với 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL thực hiện dự án. Bà Trịnh Thị Long, Giám đốc dự án Quốc gia của WWF Việt Nam, cho biết, trong quá trình xây dựng dự án này, Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ÐBSCL thích ứng với BĐKH ra đời và trở thành kim chỉ nam để xây dựng các nội dung, hoạt động của dự án.

Một chiến dịch truyền thông về tác động của việc khai thác cát, sỏi không bền vững ở ÐBSCL sẽ được WWF thực hiện nhằm thúc đẩy hành động khẩn cấp để giải quyết vấn đề. Việc phổ biến dữ liệu và thông tin liên quan đến tác động của việc khai thác cát sỏi thu được ở ÐBSCL sẽ làm tăng áp lực của cộng đồng đối với việc đề xuất quy định và hợp tác ở khu vực tốt hơn.

Hơn nữa, dự án sẽ thúc đẩy sự tham gia và đối thoại giữa các chủ thể chính trong ngành Xây dựng Việt Nam, cung cấp thông tin về các rủi ro liên quan đến khai thác cát sỏi và cơ hội tìm nguồn cung ứng bền vững để thay thế cát sỏi tại khu vực ÐBSCL nói chung.

Ðể siết chặt hoạt động khai thác cát trong khu vực, ông Trần Thái Nghiêm đề xuất, Chính phủ sớm ban hành quy định về ứng dụng công nghệ thông tin, về tiêu chuẩn, tính năng kỹ thuật, phần mềm hệ thống giám sát trong quản lý khai thác cát trên sông. Qua đó giúp Sở TN&MT các địa phương quản lý chặt chẽ khoa học, chính xác, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm khai thác trái phép. Trong đó, bắt buộc các phương tiện khai thác cát phải gắn thiết bị giám sát hành trình, thiết bị giám sát sản lượng khoáng sản trong khai thác cát và quy định cơ quan chức năng quản lý về thiết bị giám sát hành trình.

Bộ TN&MT tiến hành quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng cát san lấp cho toàn tuyến sông lớn chảy qua nhiều tỉnh, thành như: sông Hậu, sông Tiền và cấp phép khai thác theo lộ trình thích hợp. Việc này đảm bảo tính đồng đều về độ sâu 2 bên bờ, tránh tạo dòng xoáy cục bộ, ổn định đường bờ, tránh sạt lở, không làm mất cân bằng tự nhiên trong lưu vực sông…

Đức Văn

Là người nước ngoài duy nhất đoạt giải trong cuộc thi "Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài" năm 2024 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phát động, Lanny Phetnion đã gắn bó với tiếng Việt hơn 10 năm. Hành trình đến với ngôn ngữ này bắt đầu khi Lanny Phetnion nhận được học bổng theo học Khoa Tiếng Việt, Đại học Quốc gia Lào. Cũng từ đây, tiếng Việt đã trở thành bệ đỡ giúp cô gái miền Bắc Lào gặt hái không ít thành công. 

Quen đối tượng có thể làm giả giấy tờ trong ngành Công an, Quân đội, Đàm Đình Phú đã đăng bài trên mạng xã hội nhận làm thủ tục vay tiền đối với khách đang nợ xấu. Sau khi có khách đặt hàng, Phú sẽ yêu cầu cung cấp hình ảnh chân dung để làm giả các loại giấy tờ rồi liên hệ nhân viên ngân hàng làm thủ tục vay tiền, mục đích chiếm đoạt tiền vay.

Luật Công chứng (sửa đổi) quy định công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Mỹ. Tuy nhiên, mới đây, Tổng thống đắc cử Donald Trump tiếp tục tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cho đến khi nước này ngăn chặn "lượng lớn ma túy, nhất là fentanyl, đang được chuyển vào Mỹ".

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương và 16 bị can khác về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Từ kết quả điều tra những dấu hiệu bất thường tại một số gói thầu thi công xây dựng công trình trên địa bàn TP Nha Trang do Ban Quản lý Dịch vụ Công ích TP Nha Trang làm chủ đầu tư, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, đồng thời bắt tạm giam hai cán bộ nhà nước và hai giám đốc doanh nghiệp.

Tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ Lạng Sơn đến Cà Mau dài 2.063 km. Công trình trọng điểm quốc gia này hoàn thành không chỉ kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị, các khu kinh tế, khu công nghiệp trọng yếu, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh....

Giá vàng thế giới đêm 25/11 đột ngột rơi thẳng đứng, khiến giá vàng trong nước sáng 26/11 cũng bị lao dốc theo, mất tới 2 triệu đồng/lượng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文