Quảng Trị: Làng chài khó khăn nhất thị xã đã thoát nghèo

12:37 03/11/2014
Cách đây 3 năm, làng chài Tân Lập, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị còn biết đến là làng nghèo nhất ở thị xã này. Thế nhưng hiện nay, làng có hộ nghèo thấp nhất xã Hải Lệ. Bí quyết vượt khó, vươn lên làm giàu của bà con ngư dân nơi đây khá đơn giản: “Ăn bữa mai, phải biết lo bữa hôm; sống nhờ vào cá, tôm thì phải biết bảo vệ chúng khỏi bị tận diệt!”.

Làng chài Tân Lập có 41 hộ dân, với 183 nhân khẩu, sinh sống bằng nghề đánh bắt thủy sản ở thượng nguồn sông Thạch Hãn. Những năm trước, cứ tới mùa mưa, lũ rừng đổ về kéo theo lượng gỗ lớn bị khai thác trái phép, rồi hàng trăm người kéo tới trục vớt gỗ, khuấy động một vùng sông nước, khiến cá, tôm hoảng sợ bỏ đi. Đặc biệt, người dân nơi khác còn đến đây đánh bắt cá, tôm theo kiểu tận diệt, như sử dụng xung điện, thuốc nổ… Từ đó, cuộc sống của bà con ngư dân làng chài Tân Lập ngày càng khó khăn, khi con cá, con tôm dần cạn kiệt.

Thấy rõ nguy cơ đói nghèo của dân làng, ông Trần Loát (trước làm Ban đại diện của làng, nay làm Trưởng Ban công tác Mặt trận làng chài Tân Lập) đã chủ động đề xuất, xây dựng và trực tiếp cùng với các lực lượng chức năng địa phương thực hiện công tác tuần tra kiểm soát, ngăn chặn nạn “lâm tặc” vớt gỗ ở thượng nguồn sông Thạch Hãn; đồng thời bắt và xử lý những đối tượng đánh bắt cá, tôm bằng xung điện, chất nổ...

Quang cảnh bình yên ở bến sông Thạch Hãn.

Nhờ vào những nỗ lực của ông Loát, sự đồng thuận của bà con làng Tân Lập cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng, trong 3 năm qua, nạn “lâm tặc” và đánh bắt cá trái phép ở khu vực thượng nguồn sông Thạch Hãn đã được hạn chế tới mức tối đa. Môi trường sống được đảm bảo nên cá, tôm dần sinh sôi, dồi dào trở lại. Dẫn tôi ra bến sông, nơi mỗi buổi chiều bà con Tân Lập đem về những sản phẩm là cá, tôm do mình đánh bắt được để cho những phụ nữ trong thôn đi bán, ông Loát khoe: “Thủy sản ở đây con nào cũng vâm váp, vảy lấp lánh, mắt xanh biếc, ra chợ nhìn biết ngay. Nhiều con cá trắm nặng gần 20kg, cua cũng lớn bằng đĩa sứ”.

Ông cho biết thêm: “Nhằm tạo thêm công ăn việc làm, người dân lập ngay một tổ buôn bán giống như mậu dịch thời tem phiếu. Tổ buôn bán này là những người phụ nữ của làng được phép lấy hàng tươi ngay tại bến. Sau đó mang ra chợ bán mua bất cứ thứ gì mà người dân trong làng dặn dò, phần tiền thừa trả lại, nếu thiếu trừ vào mớ cá lần sau”. Nghe ông Loát bảo, tôi bỗng nhớ hôm cùng với người bạn đi chợ thị xã Quảng Trị. Chúng tôi thấy mấy chị bán cá hiền từ ngồi nép một góc chợ. Họ không ồn ào mời chào, nhưng khách xúm xít. Tiếng ai đó giục: “Tôm, cá làng Tân Lập đó, tươi ngon lắm, mua ngay đi kẻo hết!”…

Tôi hỏi ông Loát: “Nếu nguồn cá, tôm cạn kiệt dần theo thời gian thì sao?”. Ông trả lời: “Không bao giờ, vì chúng tôi tránh tận diệt tôm, cá. Ngư dân làng này ý thức tốt chuyện bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ nguồn thủy sản. Khai thác chỉ được bắt bằng lưới tay ba trở lên. Tại vì lưới này cá nhỏ không mắc vào, nếu mắc phải cũng không bị chết, có thể thả trở lại. Con nào nhỏ, con nào ôm trứng sắp nở ngư dân đều tự giác thả về tự nhiên, cấm rà bắt cá bằng điện”. Ông Loát khẳng định: “Nhờ cách làm ăn này, hiện tại thu nhập trung bình người dân trong làng hơn 5 triệu đồng/tháng. Nhiều gia đình thu nhập khá giả hơn thế nhiều. Những gia đình như anh Phan Đăng Thuyền, Trần Tình, Trần Bá Huy còn nuôi thêm nhiều bè cá chình, cá trắm… cho thu nhập rất cao. Người dân ở đây chí thú làm ăn nâng cao đời sống, quyết không để gia đình nào rơi vào hoàn cảnh nghèo”.

Nếu ai đó là tôi từng đến Tân Lập 3 năm về trước thì cũng sẽ rất ngạc nhiên khi nghe ông Loát khoe: “Làng Tân Lập hiện có hộ nghèo thấp nhất xã Hải Lệ. Làng đạt 100% phổ cập giáo dục, không có tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng. Ba năm nay có rất nhiều em thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng cả nước. Làng đạt 100% phương tiện nghe nhìn, đi lại. Làng có tỷ lệ sinh con thứ 3 thấp nhất xã...”. Khi nghe tôi xác minh lại những điều này, ông Nguyễn Cường, Chủ tịch UBND xã Hải Lệ vui vẻ xác nhận, đồng thời khẳng định Tân Lập sẽ còn giàu hơn nữa trong nay mai!

Thanh Bình

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文