Sản xuất động cơ ôtô tại Khu kinh tế mở Chu Lai
“Dự kiến, dự án bắt đầu triển khai cuối năm 2011 và đưa vào hoạt động vào năm 2013. Giai đoạn 1 của dự án thị trường tiêu thụ chủ yếu ở Việt Nam, giai đoạn 2 sẽ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và các nhà máy của Tập đoàn ở các nước khác” - Đó là báo cáo của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh gửi Thủ tướng Chính phủ cùng các bộ, ngành đề xuất, kiến nghị áp dụng cơ chế đặc thù cho các dự án đầu tư sản xuất, lắp ráp ôtô và sản xuất cơ khí tại Khu kinh tế mở Chu Lai.
Theo văn bản của UBND tỉnh Quảng Nam, thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam vào tháng 7/2010, UBND tỉnh tập trung xây dựng “Đề án thành lập Khu công nghiệp cơ khí đa dụng và ôtô” tại Khu kinh tế mở Chu Lai. Song song với việc xây dựng đề án, tỉnh Quảng Nam cũng đang xúc tiến làm việc với một số Tập đoàn nước ngoài để kêu gọi đầu tư sản xuất, lắp ráp ôtô và sản xuất cơ khí, công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp ôtô, trong đó có Tập đoàn Huyndai Motor và Tập đoàn Kia Motor (Hàn Quốc).
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, Tập đoàn Huyndai Motor Hàn Quốc và Công ty CP ôtô Trường Hải sẽ thành lập Công ty liên doanh với tỷ lệ góp vốn 51% sở hữu của Tập đoàn Huyndai và 49% sở hữu của Công ty CP ôtô Trường Hải để thực hiện dự án Nhà máy sản xuất động cơ tại Khu kinh tế mở Chu Lai. Mục tiêu của dự án là sản xuất các loại động cơ ôtô, động cơ máy nổ, máy phát điện, máy nông ngư cơ… với quy mô đầu tư công suất 100.000 động cơ các loại/năm với vốn đầu tư: 165 triệu USD, trên diện tích đất 20 ha.
Xưởng sản xuất khung xe ôtô tại Công ty CP ôtô Trường Hải (Chu Lai), một tiềm năng góp phần hình thành và phát triển ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam. |
Dự án sản xuất động cơ của Tập đoàn Huyndai cùng với các dự án sản xuất, lắp ráp ôtô khác được xem là dự án động lực phát triển công nghiệp cho Khu kinh tế mở Chu Lai, có tính chất lan tỏa, thúc đẩy các dự án công nghiệp khác cùng triển khai. Nếu dự án hoàn thành sẽ gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, thu hút được nhiều nhà sản xuất công nghiệp phụ trợ khác, góp phần phát triển ngành sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, sản xuất các loại máy nổ, máy phát điện, máy nông ngư cơ, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương…
Để triển khai dự án đạt hiệu quả, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cũng đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương cho áp dụng những chính sách ưu đãi đặc thù theo đề nghị của nhà đầu tư trên các lĩnh vực sau: Về thời gian thực hiện dự án và thời gian sử dụng đất là 70 năm. Về thuế, cho áp dụng ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành đối với các loại thuế liên quan như: Áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập 10% trong thời hạn 30 năm; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 10 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo; giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập thuộc diện chịu thuế; cho áp dụng quy chế doanh nghiệp chế xuất nếu xuất khẩu tối thiểu 70% sản phẩm; cho miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất động cơ