Sôi động mua bán đất ngoại thành TP HCM

08:30 26/04/2006

Thị trường địa ốc chỉ đóng băng đối với đất dự án, đất có diện tích lớn có thể xây dựng villa, biệt thự... Còn đất có diện tích nhỏ lẻ, đặc biệt là ở ngoại thành thì hiện đang là "đối tượng" săn lùng của người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, trước khi quyết định mua đất, khách hàng phải hết sức cẩn trọng...

Nơi chúng tôi đến là xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, theo lời giới thiệu của “cò” K., chúng tôi đến một khu đất ruộng vừa được san lấp và phân lô. Ông Ba, chủ ngôi nhà cấp 4 vừa mới xây dựng xong trên lô đất gần đó cho biết: Đây là khu đất ruộng đã chuyển đổi mục đích, ngày nào cũng có người đến hỏi mua, ông bảo chúng tôi nếu thấy ưng ý thì quyết định mua ngay chứ đất đang lên giá nhanh lắm.

Theo lời ông Ba, lúc ông mua mảnh đất này vào khoảng thời điểm cuối năm 2005, lúc đó giá chỉ có 2,2 triệu đồng/m2, nhưng nửa tháng sau đó giá "đội" lên đến 2,7 triệu đồng/m2 và hiện đang đứng ở mức 3,5 triệu đồng/m2. Toàn khu đất có gần 20 thửa, chúng tôi thấy có lác đác những cọc bê tông đóng sẵn để chia ranh giới từng thửa đất. Ông Ba chỉ tay về hướng những cọc bê tông này khẳng định: Những lô đất này đã có chủ. Tôi giật mình, vậy mà chỉ trước đó vài phút, “cò” K. giới thiệu những lô đất này cho chúng tôi và khẳng định: Đất đang lên giá, chỉ cần thời gian làm xong thủ tục sang nhượng thì giá đất chắc chắn sẽ không dưới 3 triệu đồng/m2.

Lấy cớ phải đi khảo sát một vài nơi nữa, chúng tôi "tách" khỏi “cò” K. và tiếp tục đến khu vực Bắc Nhà Bè, ở khu vực này, dịch vụ môi giới nhà đất mọc lên san sát. Chỉ riêng đường Lê Văn Lương, có đến gần 10 dịch vụ mua bán nhà đất không chỉ có bán nhà, bán đất mà ở đây còn bán cả ruộng, gò… Sau khi tìm hiểu về khả năng tài chính của chúng tôi, “cò” T. đưa chúng tôi đến xã Phước Lộc vì theo lời "tư vấn" của “cò” T. thì ở khu vực này rất thuận lợi: Tương lai khu vực này sẽ quy hoạch thành khu dân cư, hiện đường sá đang rải đá để xây dựng. Như để tạo niềm tin, “cò” T. đưa chúng tôi đi vào một con đường nhỏ có rải đá, xe cán đường chạy ầm ầm, công nhân đang hăm hở làm việc và ngay từ đầu đường có cả tấm bản đồ quy hoạch khu dân cư.

Mảnh đất mà “cò” T. định môi giới bán cho chúng tôi không phải ở đó mà nằm sâu hun hút đến mấy cây số, tiếp giáp với... mép sông. “Cò” T. giải thích, tuy vị trí ở hơi xa song nếu mua được miếng đất này rất lợi. Trên giấy tờ thì đất có diện tích 80m2 nhưng thực tế có đến 90m2, 10m2 đất dôi ra theo “cò” T" là đất lấn chiếm bờ sông. Thấy chúng tôi trù trừ, như để trấn an, “cò” T. chỉ tay ra hướng bờ sông có một dãy nhà xây cất mép nước khoảng 5 - 6m: "Đất ở đây người ta xây nhà ở từ nhiều năm nay không có vấn đề gì cả, đây là bãi bồi nên chẳng sợ thủy triều. Nếu đồng ý chúng tôi sẽ lo thủ tục, giấy tờ đầy đủ”. Trước khi đến đây, chúng tôi cũng đã kịp nhìn thấy một tấm bảng “cảnh báo” của chính quyền địa phương rằng: “Khu vực sạt lở 400m”.

Đừng tin vào lời “cò”

Chúng tôi đến khu vực quận 12, tình hình mua bán đất ở đây nhộn nhịp cũng chẳng thua kém ở khu vực nông thôn huyện Nhà Bè, nhiều nền đất ở đây được rao bán với giá rẻ đến không ngờ mà đất nào cũng "đẹp". Nhưng đó chỉ là... trên giấy. Đưa chúng tôi đi xem một khu đất giá chỉ... 500.000đ/m2, đến nơi mới ngỡ ngàng vì đây là một khu đất sâm sấp nước (mặc dù TP HCM đang trong mùa nắng nóng), cây cối um tùm.

Mặt tiền là một dòng kênh, phía sau là một nhánh sông. Nếu bỏ tiền ra "tậu" phải mảnh đất này, không biết "khổ chủ" bao giờ mới hết cảnh sống chung cùng lũ lụt? Tương tự, ở khu vực huyện Hóc Môn, tình trạng mua bán đất diễn ra cũng khá nhộn nhịp,  giá đất phổ biến ở mức 2 triệu đồng/m2 nhưng chủ yếu là đất ruộng, đất màu... chưa chuyển đổi mục đích sử dụng nên nếu mua phải những loại đất này, cũng đồng nghĩa là khách hàng phải chịu những rủi ro

Vì vậy, trước khi quyết định mua một mảnh đất, khách hàng đừng tin vào khu đất được "vẽ" trên giấy tờ mà hãy đến tận nơi, kẻo rồi tiền mất tật mang

Thúy Hà

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文