Chống tội phạm kinh tế năm 2013:

Suy thoái kinh tế, lộ diện những mảng tối tội phạm

10:16 24/01/2014

Trong điều kiện kinh tế suy thoái, kinh doanh khó khăn, đặc biệt cơn “địa chấn” địa ốc rớt giá hàng loạt đã lộ diện mảng tối tội phạm kinh tế với những chiêu thuật mà khi bình thường vốn tiềm ẩn. Không ít cán bộ, công chức trong cơ quan công quyền Nhà nước tìm các thủ đoạn tinh vi móc ngoặc trong - ngoài để bòn rút tiền, tài sản Nhà nước. Nhiều vụ đã được phát hiện, ngăn chặn và xử lý, tuy nhiên “tội phạm ẩn” trong lĩnh vực này vẫn là điều đáng quan ngại.

Những chiêu tinh vi buôn lậu, trốn thuế

Tình hình kinh tế khó khăn và ảnh hưởng của việc thắt chặt tín dụng, nhất là dư nợ cho vay bất động sản khiến nhiều doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh bất động sản lâm vào tình trạng khó khăn, hàng tồn kho nhiều, thua lỗ, phá sản, ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành sản xuất kinh doanh khác. Tình hình này cũng khiến cho tội phạm lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm dụng vốn lẫn nhau, chiếm đoạt tiền vốn của ngân hàng trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản, bất động sản diễn ra phức tạp và có xu hướng gia tăng.

Đáng chú ý, CQĐT đã phát hiện một số tổ chức, cá nhân lợi dụng chủ trương, chính sách triển khai dự án của Nhà nước và sự thiếu thông tin, lòng tham của người dân, giả danh cán bộ cơ quan Trung ương để thu gom giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) lập dự án xin hỗ trợ vốn hoặc “chạy” dự án để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Trong khi đó, hoạt động buôn lậu, trốn thuế, buôn bán, vận chuyển hàng cấm và gian lận thương mại diễn ra phức tạp, trên cả tuyến đường bộ, đường không và đường biển; mặt hàng buôn lậu chủ yếu là khoáng sản, xăng dầu, thuốc lá, hàng điện tử, hàng cấm. Đáng chú ý là tình trạng lợi dụng chính sách tạm nhập tái xuất, chính sách ưu đãi đối với Việt kiều hồi hương được nhập khẩu xe ô tô để buôn lậu, trốn thuế; lợi dụng cơ chế kiểm soát hải quan theo các luồng xanh - vàng - đỏ, khai báo hàng thuộc luồng miễn kiểm tra hoặc lợi dụng công tác quản lý thiếu chặt chẽ, các đối tượng mua chuộc cán bộ hải quan, an ninh cửa khẩu thoái hóa, biến chất để nhập lậu hàng cao cấp, có giá trị cao, hàng cấm nhập vào nội địa (như việc CQĐT bắt giữ và khởi tố 5 vụ, 6 bị can, thu giữ 23,2kg sừng tê giác, 116,2kg ngà voi và sản phẩm từ ngà voi, hàng ngàn điện thoại Iphone, máy tính bảng Ipad… tại sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất).

Khi vàng miếng SJC trở thành thương hiệu vàng quốc gia, Ngân hàng Nhà nước độc quyền từ khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công đến kiểm định chất lượng dẫn đến tình trạng vàng SJC bị làm giả, làm nhái và do giá vàng trong nước chênh lệnh cao hơn nhiều so với giá vàng thế giới nên hoạt động nhập lậu vàng diễn biến phức tạp (phát hiện, bắt giữ 3 vụ, thu 35kg vàng). Tình trạng trốn thuế của các doanh nghiệp FDI thông qua hình thức chuyển giá gây thất thu ngân sách, nhưng việc phát hiện xử lý còn gặp nhiều khó khăn.

Ngày 13/12/2013, Công an tỉnh Quảng Nam đã khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Hữu Khánh (38 tuổi, Phó Giám đốc Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Nam Trà My) và cộng sự về hành vi tham ô tài sản.

Qua công tác đấu tranh cho thấy, tội phạm về kinh tế, tham nhũng tiếp tục diễn biến rất phức tạp, nghiêm trọng, xảy ra ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm như tài chính, ngân hàng, xây dựng cơ bản, hoạt động buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại… gây thiệt hại lớn về tài sản. Nổi lên là tội phạm liên quan đến chức vụ, tham nhũng, tham ô, môi giới và nhận hối lộ, cố ý làm trái tiếp tục được phát hiện ở nhiều lĩnh vực, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực hành chính công, quản lý tài sản công, đầu tư công, quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản và nhất là ở những công ty, tập đoàn kinh tế lớn, gây bức xúc dư luận.

Bịt kẽ hở chống tội phạm ngân hàng, tín dụng

Mặc dù lực lượng Cảnh sát kinh tế đã liên tiếp phát hiện, khởi tố điều tra nhiều vụ án đặc biệt lớn, thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán (vụ Huỳnh Thị Huyền Như thiệt hại 4.600 tỷ đồng, vụ Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội 3.900 tỷ đồng, vụ Công ty Thái Sơn 1.500 tỷ đồng, vụ Nguyễn Đức Kiên…) song tội phạm và vi phạm trong lĩnh vực này còn tiềm ẩn nhiều phức tạp, đã và đang gây tác động xấu, ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu và sự phát triển kinh tế - xã hội.

Hầu hết các vụ án đều có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của cán bộ ngân hàng thông đồng, cấu kết với đối tượng trong doanh nghiệp và ngoài xã hội để hoạt động phạm tội và trục lợi thông qua việc lập khống hồ sơ, hợp đồng, xác nhận khống mã chứng khoán, tạo lập hóa đơn, chứng từ giả để rút tiền hoặc vay tiền ngân hàng rồi chiếm đoạt (Công an Hà Nội khởi tố, bắt Tổng giám đốc Công ty CP chứng khoán Tràng An chiếm đoạt 17,6 tỷ đồng của Ngân hàng SHB…).

Theo cơ quan chức năng, nguyên nhân chủ yếu là do cán bộ ngân hàng đã sử dụng các doanh nghiệp “sân sau” để thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền của ngân hàng và Nhà nước. Một số ngân hàng đã bộc lộ những sai phạm, sơ hở như đảo nợ, cho vay không đúng đối tượng, làm trái, lợi dụng chức vụ quyền hạn, tham nhũng... Có thể kể ra các thủ đoạn của đối tượng vi phạm là cán bộ ngân hàng như: lập hồ sơ vay vốn giả, giả chữ ký, lợi dụng việc rút tiền, chuyển tiền qua ngân hàng bằng chứng minh nhân dân, đem tài sản thế chấp của khách hàng ra thế chấp bên ngoài, làm giả sổ tiết kiệm, tẩy xóa, sửa số dư trên sổ tiết kiệm...

Một kết quả khảo sát của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đối với 30 vụ án xảy ra trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng thời gian qua cho thấy, trong 117 bị can bị khởi tố thì có tới 81 bị can là cán bộ ngân hàng (chiếm 69,2%), số còn lại là đối tượng ngoài ngành ngân hàng đã thông đồng với cán bộ ngân hàng phạm tội với số tiền thiệt hại lên tới 11.000 tỉ đồng, 3.379 lượng vàng. Đối với nhóm tội phạm ngoài ngân hàng thì hành vi phạm tội chủ yếu là thực hiện hành vi lừa đảo và có sự thông đồng, tiếp tay của cán bộ ngân hàng, chẳng hạn như làm chứng thư bảo lãnh của ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản khách hàng.

Nhiều vụ án “khủng” để lại bài học không dễ ghép vá. Như vụ Nguyễn Đức Kiên, trên cương vị Chủ tịch HĐQT Công ty ACBI đã chỉ đạo Trần Ngọc Thanh là Giám đốc ACBI ký hợp đồng thế chấp 22,497 triệu cổ phần Công ty Thép Hòa Phát vào Ngân hàng ACB để đảm bảo cho việc Công ty ACBI phát hành trái phiếu 800 tỷ đồng tại Ngân hàng ACB.

Vụ án Huyền Như và đồng bọn đang được cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ với các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; cho vay lãi nặng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ; vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động các tổ chức tín dụng... Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng do Huỳnh Thị Huyền Như cầm đầu, gây ra trong thời gian dài (từ 2007), nạn nhân là hàng loạt cá nhân, tổ chức, trong đó liên quan nhiều ngân hàng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh tài chính, ngân hàng.

Qua nghiên cứu vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và nhiều vụ án “tín dụng đen” liên quan đến cán bộ ngân hàng cho thấy, các đối tượng lợi dụng chức trách, dùng nhiều thủ đoạn chiếm đoạt tài sản “khủng”. Đó là lập chứng từ khống, ký giả chữ ký người khác để rút tiền của ngân hàng (vụ Huỳnh Thị Huyền Như, vụ Hoàng Văn Luận ở Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Sài Đồng, Gia Lâm; vụ Lê Hoài Phương ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển quận Cầu Giấy...).

Cán bộ ngân hàng sử dụng kỹ thuật công nghệ thông tin hoặc thông qua công việc được giao để lén lút lấy thông tin, truy cập vào hệ thống máy tính của ngân hàng, sử dụng nghiệp vụ ngân hàng để chiếm đoạt tài sản (vụ Phan Văn Tưởng ở Ngân hàng Techcombank; vụ Nguyễn Thị Thủy Vân phạm tội tham ô tài sản xảy ra ở Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn, Hà Nội (SHB)...

Nguyễn Thành

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đại diện cử tri, thực hiện những quyền hạn, nhiệm vụ về giám sát, bảo vệ lẽ phải, giữ nghiêm kỷ cương phép nước. Từ vụ án của ông Lưu Bình Nhưỡng và ông Lê Thanh Vân cho thấy, cần xem xét bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan đến việc giám sát ĐBQH tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đảm bảo thực hiện đúng quy định của Luật Tổ chức Quốc hội và góp phần phòng ngừa vi phạm.

Thông tin trên được Tỉnh ủy Lâm Đồng công bố tại hội nghị Tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 15/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII diễn ra ngày 27/12.

Ngày 27/12, Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh cho biết, Trường Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn (Saigon Star International School) gồm Trường Mẫu giáo Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn và Trường tiểu học Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn (phường Thạnh Mỹ Lợi (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) chưa được Sở cấp phép hoạt động giáo dục.

UBND TP Hà Nội đã yêu cầu các sở, ngành liên quan loại bỏ chức năng nhà ở thương mại đối với lô đất 94 Lò Đúc. Ngay trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội sẽ hoàn thành công tác đầu tư theo hướng xây dựng không gian hiện đại về thương mại - dịch vụ. 

Ngày 27/12, Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh vừa ra Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Đức Hòa (SN 1989, trú tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) và Võ Thành Đạt (SN 2000, trú tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hai phóng viên đến mỏ cát trên địa bàn xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình và đe dọa sẽ viết bài liên quan đến các sai phạm của mỏ cát này và yêu cầu chủ mỏ cát phải chung chi 50 triệu đồng để bỏ qua.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文