Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước trước sức ép của hội nhập

07:54 31/03/2016
Việc thực hiện các cam kết quốc tế đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) phải đối diện với một sức ép rất lớn, đó là sẽ không còn được hưởng các ưu đãi, không còn những đặc quyền, đặc lợi, cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp tư nhân. “Sức ép sẽ thúc đẩy các DNNN chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh và như vậy lộ trình tái cơ cấu theo đó sẽ được đẩy nhanh hơn so với trước”, chuyên gia kinh tế cao cấp của World Bank tại Việt Nam Phạm Minh Đức nhìn nhận.

Việt Nam đang đứng trước sức ép mạnh mẽ của hội nhập. Nếu hội nhập không tốt thì cơ hội sẽ thành thách thức. “Giai đoạn mới này còn gay gắt hơn nhiều, nếu không có thay đổi mạnh trong tái cơ cấu kinh tế thì cơ hội rất mong manh”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khẳng định khi đề cập đến đề án tái cơ cấu kinh tế, bao gồm cả đề án tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2016-2020.

Gia nhập TPP, doanh nghiệp Nhà nước đứng trước nhiều thách thức. Ảnh: VOV.

Với việc gia nhập Hiệp định Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), các DNNN sẽ phải chấp nhận luật chơi của quốc tế, không thể tiếp tục hoạt động theo kiểu “một mình một chợ” như hiện nay. Cụ thể, DNNN là một trong những nội dung đàm phán chính của Hiệp định TPP và cũng là một trong những nội dung đàm phán gay go nhất, bởi vì tại nhiều quốc gia tham gia TPP, đặc biệt là tại Việt Nam, DNNN vẫn còn đóng vai trò quan trọng và còn được Nhà nước hỗ trợ rất nhiều.

Chẳng hạn như vào năm 2013, mặc dù chỉ chiếm 0,9% tổng số các DN và chỉ sử dụng 13,5% tổng số nhân công, khối DNNN vẫn chiếm 32,2% GDP của Việt Nam và 40,4% tổng số vốn đầu tư ngoại quốc thường niên. Sau khi đàm phán với các nước khác, đặc biệt là với Hoa Kỳ, Việt Nam đã thông qua một số quy định của Hiệp định TPP về DNNN, bao gồm các nội dung chủ yếu như: Các DNNN phải hoạt động theo cơ chế thị trường; các DNNN không được nắm vị trí độc quyền, gây ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư; các DNNN phải minh bạch hóa một số thông tin như tỷ lệ sở hữu của Nhà nước, báo cáo tài chính...

Theo TS. Nguyễn Tú Anh, Trưởng ban Ban Kinh tế vĩ mô (Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương), mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực song tiến trình tái cơ cấu vẫn còn rất nhiều hạn chế. Những vấn đề cốt lõi của thể chế kinh tế chưa được chạm đến như: Tình trạng phân tán quyền lực tại các cơ quan nhà nước, thiếu sự phối hợp và thiếu người chịu trách nhiệm.

Tư duy ưu đãi DNNN vẫn là chủ đạo, phân bổ nguồn lực đầu tư công vẫn chủ yếu do Nhà nước mà chưa sử dụng cơ chế thị trường. Vì vậy, để thực hiện tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016 – 2020, theo TS. Nguyễn Tú Anh, cần tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô trên cả bốn trụ cột: Ổn định tiền tệ, ổn định tài khoá, ổn định thị trường và ổn định môi trường chính sách.

Riêng với tái cơ cấu DNNN thì cần chủ động thay đổi được “bản chất”, tức là trong cách quản trị doanh nghiệp, có hệ thống nhà đầu tư chiến lược bên ngoài khu vực Nhà nước; đồng thời thay đổi cách tư duy, vận hành mục tiêu của cổ phần hóa. Nếu chúng ta chỉ cổ phần hóa với một tỷ lệ rất nhỏ ra bên ngoài, trong khi chủ yếu là các DNNN mua lại lẫn nhau thì bản chất câu chuyện không thay đổi.

Trong thời gian qua, Chính phủ đã nỗ lực và rất quyết liệt đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu các DNNN, nhưng một khi đã hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam sẽ không có con đường nào khác là phải tăng tốc cổ phần hóa các DNNN. Bên cạnh đó, vấn đề đổi mới cách thức quản trị các DN này cũng cần phải đặc biệt lưu tâm, có như vậy mới có thể cạnh tranh với các DN tư nhân trong nước cũng như với các DN của các nước thành viên TPP.

TS. Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng nhìn nhận rằng, tái cơ cấu DNNN cũng cần thay đổi cả tư duy lẫn con người, đã đến lúc phải dùng những nguyên tắc quản trị hiện đại đối với DNNN.

Vì thế, có thể áp dụng đầy đủ hoặc ít nhất là cải thiện đáng kể nguyên tắc công khai và minh bạch hóa thông tin, thiết lập cơ chế giám sát hữu hiệu đối với doanh nghiệp Nhà nước; phải quy trách nhiệm rõ ràng cho người đứng đầu, cho giới hạn trong khoảng thời gian nhất định không thoái vốn, không cổ phần hóa thì thay lãnh đạo doanh nghiệp; đặt trọng tâm cải cách, tức là thay đổi cả tư duy lẫn con người...

Thực tế đã chứng minh, nhiều DN Việt Nam đã trở nên thành công nhờ cổ phần hóa. Vì vậy, thách thức trước mắt của Chính phủ là phải đẩy mạnh đổi mới, cải cách hệ thống DNNN, nhất là đối với các DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Đồng thời, hoàn thiện cơ chế chủ sở hữu nhà nước và đại diện chủ sở hữu nhà nước tại DNNN; đẩy mạnh cổ phần hóa… Cấp bách hơn là đẩy mạnh cải cách DNNN theo yêu cầu loại bỏ độc quyền và những ưu đãi dành riêng cho DNNN, áp đặt kỷ luật đối với DNNN.

“Chúng ta phải có chính sách làm cho doanh nghiệp dân tộc mạnh lên, làm mạnh doanh nghiệp dân tộc trước hết phải tạo môi trường kinh doanh chung mà anh nào cũng được hưởng, phải hành xử với nhau theo nguyên tắc của kinh tế thị trường, lấy hiệu quả và chất lượng là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá hoạt động của các DN, xây dựng được triết lý của văn hóa “Doanh nghiệp dân tộc Việt”.

Tôi cho rằng đừng có phân biệt DN to hay nhỏ, phân biệt DN Nhà nước hay tư nhân ở đây, đã là DN Việt Nam đó là của người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam” - ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương.

PV

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文