Tại sao doanh nghiệp tư nhân Việt không chịu lớn?

08:50 08/10/2018
Tại toạ đàm “Phát triển kinh tế tư nhân: Rào cản và Giải pháp” diễn ra mới đây, nhiều chuyên gia đã chỉ ra những rào cản tại sao doanh nghiệp tư nhân (DNTN) không chịu lớn.


Xu hướng phát triển kiểu “mì ăn liền”

TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, đóng góp vào GDP của khu vực DNTN đã có sự tăng trưởng, nhưng khu vực này vẫn nhỏ so với nền kinh tế thị trường. Lý giải vấn đề này, TS Nguyễn Đình Cung cho biết, từ năm 1991, Luật Doanh nghiệp thừa nhận về mặt pháp lý sự tồn tại kinh tế tư nhân ở Việt Nam, cho đến nay Việt Nam mới xuất hiện 4 tỷ phú đô la, con số này vẫn rất nhỏ so với thế giới và chưa có DN nào ngấp nghé ở top các DN hàng đầu thế giới.

Theo TS Nguyễn Đình Cung, lý do là môi trường kinh doanh của chúng ta còn nhiều rủi ro. DN Việt, bên cạnh các rủi ro thông thường, phải đối mặt rủi ro pháp lý.

Doanh nghiệp không tự làm mới mình thì rất khó để chúng ta chứng kiến bước đột phá trong ngắn và trung hạn.

Mặt khác, theo ông Cung, với những DN muốn lớn thì họ lại không lớn được. Với một DN có ý tưởng kinh doanh tốt, họ cần nguồn lực để phát triển, nguồn lực đó không thể đến từ vốn gia đình, bạn bè hay vốn của mình. Trong khi đó, việc phân bố nguồn lực thường theo xin - cho, thay vì dựa trên tiêu chí chất lượng, ai làm tốt thì được cấp vốn. TS Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Bộ Tài chính) cho biết, hiện nay chúng ta rất thiếu vốn, chi phí vốn rất cao, lãi suất điều hành của Chính phủ rất thấp nhưng DN phải đi vay rất cao.

Đây là nghịch lý rất lớn, 1.000 DN nộp thuế lớn hầu hết là ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản. Câu chuyện phân phối thu nhập của nền kinh tế rõ ràng đang có sự lệch lạc. Đáng lẽ nên dồn cho sản xuất, nhưng hiện nay lại chủ yếu dành cho các ngành dịch vụ như ngân hàng, du lịch…

Nhiều doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ rất lớn, nhưng con số thực góp lại rất nhỏ. Điều này tạo sự mất an ninh tài chính. Hiện nay có khoảng 5 triệu hộ kinh doanh, song chỉ có khoảng 1,7 triệu hộ đóng thuế, ngoài ra thu nhập chưa phải đóng thuế. Cơ chế chính sách tạo nguồn lực cho các khu vực lớn mạnh. Hiện nay theo cơ chế thị trường, những DN đi sau sẽ gặp khó khăn hơn.

TS Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng, sau hơn 3 thập niên đổi mới, kinh tế tư nhân Việt Nam đã có sự phát triển đáng khích lệ, nhưng thẳng thắn nhìn nhận thì vẫn còn nhiều hạn chế, và nếu so với các nước trong khu vực thì vẫn chưa có nhiều đột phá. Bên cạnh yếu tố quản lý nhà nước, có nguyên nhân quan trọng là bản thân nhiều DN Việt chưa đáp ứng được 5 yếu tố quyết định của DN, bao gồm chiến lược kinh doanh, quản trị DN, ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý lao động, và đào tạo nguồn nhân lực. 

“Không ít DN Việt Nam không mấy hứng thú với cách thức phát triển bền vững, chủ yếu phát triển theo hướng “mì ăn liền”, muốn có “tiền tươi thóc thật” ngay, chưa phát triển theo hướng chuyên nghiệp, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Dù Chính phủ có tạo điều kiện nhiều đi nữa nhưng bản thân các doanh nhân, DN không tự làm mới mình thì cũng rất khó để chúng ta chứng kiến bước đột phá trong ngắn và trung hạn”, TS Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh.

Bình đẳng giữa kinh tế tư nhân và các thành phần khác

TS Nguyễn Đức Kiên cho rằng, một vấn đề đặt ra không kém phần bức xúc là hiện nay dư luận xã hội vẫn có cái nhìn không mấy thiện cảm đối với đội ngũ doanh nhân và đặc biệt là khối DN tư nhân dẫn tới sự phân biệt trong đối xử giữa kinh tế tư nhân và các thành phần khác.

Ở góc độ DN, ông Trần Văn Thế, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả cho rằng, các nhà đầu tư tư nhân làm BOT như Đèo Cả đều cảm thấy chưa được đối xử bình đẳng trong quá trình đàm phán và làm việc với cơ quan nhà nước. 

Cùng với đó, văn bản pháp lý cũng có sự xung đột nhất định, lấy ví dụ như Luật Doanh nghiệp cho phép chuyển nhượng cổ phần, cho phép quyền góp vốn, tuy vậy Luật Đầu tư lại đặt ra nhiều quy định phức tạp đối với việc chuyển nhượng dự án. 

Nhiều văn bản hành chính nhà nước thiếu tính thực tiễn. Như chính sách lãi vay với dự án BOT trong hơn 1 năm qua, 1 thông tư ban hành được sửa tới 4 lần về cùng một vấn đề. Và điều kỳ lạ là dự thảo lần cuối lại quay về đúng như một thông tư trước đó.

TS Võ Trí Thành cho rằng, dù với rất nhiều rào cản nhưng DNTN vẫn phát triển, điều này cho thấy tiềm năng của dân tộc còn rất lớn, vấn đề là có làm đúng trọng điểm hay không. Nói rào cản là để chữa quá khứ, nhưng nắm bắt xu hướng là để cho tương lai. Dù là công nghiệp 4.0 hay 5.0 thì trước hết chúng ta phải cải thiện nền tảng DN và cần thúc đẩy để DNTN phát triển.

GS-TKSH Nguyễn Mại cũng khẳng định, tiềm năng lớn của kinh tế tư nhân cần được khai thác có hiệu quả bằng hệ sinh thái thuận lợi với hành lang pháp lý thông thoáng. 

Ông Trịnh Hiền Trung, Tổng giám đốc TH Herbals cũng cho rằng, cần xây dựng cơ chế chính sách để thu hút các DN lớn đủ nguồn lực tham gia thì mới có thể thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân. Bên cạnh đó, cần khuyến khích các DN đầu tư công nghệ, tạo ra các sản phẩm tốt và hiệu quả. Từ đó, DN mới có thể phát triển và kéo theo kinh tế Việt Nam phát triển.

Lưu Hiệp

Chuỵện xảy ra đã gần 60 năm nhưng bây giờ được nghe kể lại, vẫn thấy nóng hổi. Các chiến sĩ biệt động thành Nha Trang: Võ Đình Thu, Bùi Chạn, Huỳnh Văn Khoa giờ đã trên dưới tám mươi. Một ngày đầu Xuân Giáp Thìn, tôi và các ông đã gặp Thiếu tướng Lê Ngọc Sanh.

Từ nhiều năm qua, hơn 60 hộ gia đình nông dân ở thôn Lễ Lộc Bình, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa (Phú Yên) bức xúc vì con đường đi ra đồng đất Khu A hình thành lâu đời bỗng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho một hộ dân, cất nhà trên đó; để rồi bà con không có lối đi để sản xuất, vận chuyển nông sản.

Thừa Thiên Huế đang vào mùa cao điểm xây dựng với nhiều công trình, dự án trọng điểm đang được triển khai đồng loạt nên nhu cầu vận chuyển nguồn vật liệu xây dựng tăng cao dẫn đến nguy cơ xe vi phạm quá khổ, quá tải có thể xảy ra. Nhận thức rõ nguy cơ tai nạn, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn tỉnh đã và đang tập trung tuần tra, xử lý nghiêm các vi phạm…

Đây là thông tin được Bộ Xây dựng khẳng định tại cuộc họp báo thường kỳ quý I/2024 ngày 26/4. Bộ Xây dựng cho biết, trước tình trạng giá chung cư tăng bất thường từ đầu năm 2024, đặc biệt trong thời gian ngắn vừa qua, cơ quan này đã thành lập đoàn kiểm tra tại một số chung cư đang được rao bán với giá rất cao ở Hà Nội. Tuy nhiên, trái ngược với dư luận về việc thị trường tăng "nóng", thực tế lượng giao dịch rất ít.

Hôm nay, Bắc và Trung Bộ tiếp tục hứng chịu nắng nóng đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 38-40 độ C, nhiều nơi trên 41 độ C. Nắng nóng đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân, nhất là sức khỏe.

Tối 26/4, theo thông tin từ Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang), trưa cùng ngày, tại khu vực Kẹt Càng đước (thuộc ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn) xảy ra cháy rừng, lực lượng chức năng vẫn đang triển khai các giải pháp dập lửa.

Liên quan sự cố hàng chục học sinh ở huyện miền núi Khánh Sơn nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong như Báo CAND đã thông tin, chiều 26/4 Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (VSTP) tỉnh Khánh Hòa cho biết, đã có báo cáo kết thúc điều tra vụ việc này.

Ngày 25/4, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an có Thư khen gửi Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Giám đốc Công an tỉnh Nam Định về thành tích triệt phá nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc chiếm đoạt tài khoản, dữ liệu người dùng trên mạng xã hội.

Ngày 26/4, thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Ninh cho biết, vào cuối buổi chiều nay, lực lượng cứu nạn đã tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật đò xảy ra trên sông Chanh.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文