Chuyện người quản lý

Tăng giá nước sạch, người dân có hết 'khát'?

08:35 21/09/2015
Trong suốt mấy tháng hè, một số khu vực dân cư Hà Nội thấp thỏm lo đường ống nước sông Đà vỡ thì tại nhiều khu vực, nước sạch vẫn là thứ xa xỉ. Trong khi đó, từ tháng 10/2015, giá nước sinh hoạt tại Hà Nội sẽ tăng khoảng 20%. Liệu giá tăng người dân có đủ nước sử dụng?

Như Báo CAND đã đưa tin, Hà Nội sẽ tăng giá nước sạch từ ngày 1/10. Cụ thể, theo thông báo của Công ty CP Đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch, giá bán nước cho hộ gia đình sử dụng vào mục đích sinh hoạt sẽ tăng lên 5.973 đồng/m³ cho 10m³ đầu tiên. Sử dụng từ 10m³ đến 20m³ sẽ có giá 7.052 đồng/m³ và mức trên 20m³ đến 30m³ có giá 8.669 đồng/m³. Còn sử dụng trên 30m³, giá sẽ tăng lên 15.929 đồng/m³.

Đối với nước sử dụng cho các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công cộng có giá bán là 9.955 đồng/m³. Nước sử dụng cho các đơn vị sản xuất có giá bán 11.615 đồng/m³ và nước sử dụng cho kinh doanh dịch vụ có giá bán cao nhất là 22.068 đồng/m³. Giá bán trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (5%) và phí bảo vệ môi trường (10%) đối với nước thải sinh hoạt.

Theo một cán bộ công ty nước sạch, việc tăng giá bán nước sinh hoạt trên địa bàn từ ngày 1/10 là nằm trong lộ trình đã được thành phố phê duyệt trên cơ sở đề nghị của liên ngành.

Đồng tình nhưng khi trả lời báo chí, bà Nguyễn Thị Thùy, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP Hà Nội cho rằng, việc tăng giá nước phải đi liền với vấn đế chất lượng và đảm bảo nguồn cung cấp cho người dân. Câu chuyện nước sạch nhiễm asen ầm ĩ vào năm ngoái là một minh chứng. Và rằng cần chú ý đến chính sách trợ giá với giá bán nước cho người dân khu vực nông thôn. Nhưng chẳng phải khu vực nông thôn, nhiều khu vực nội thành Hà Nội cũng luôn trong tình cảnh “khát” nước sạch, bởi nguồn nước ngầm đang có xu hướng giảm từ 1-2% mỗi năm. Trong khi dự báo nhu cầu nước sạch năm nay tăng từ 5-7% (tương ứng với lượng nước thiếu hụt của toàn thành phố từ 40 nghìn đến 60 nghìn m³/ngày, đêm).

Dù Chủ tịch TP Hà Nội có yêu cầu, trong trường hợp xảy ra sự cố nhưng chưa khắc phục ngay được, phải sử dụng phương án cấp nước lưu động, nếu xe téc không đủ có thể chủ động dùng xe cứu hỏa, nhưng thiếu nước sạch thì vẫn hoàn thiếu. Nói như ông Trịnh Kim Giang, Phó Tổng giám đốc Công ty Nước sạch Hà Nội: “Thiếu 55.000m³ một ngày đêm mà chỉ có 5 xe téc thì các đồng chí biết rồi, rất là thiếu, chỉ mang tính chất tình thế thôi”. Trong những ngày hè vừa qua, do mất nước sinh hoạt, người dân một số quận nội thành như Hoàng Mai, Thanh Xuân, Đống Đa, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm… gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt.

Trong một lần thị sát, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng, qua đợt nắng nóng vừa qua, mới chỉ xét trên phương diện nước sạch sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn Thủ đô cho thấy cầu đã vượt cung.

Cụ thể, khả năng sản xuất, cung cấp nước sạch trên địa bàn thành phố hiện đã “kịch trần”, chưa bảo đảm sự bền vững. Do đó, cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, kêu gọi mọi người dân trên địa bàn thành phố nâng cao ý thức tiết kiệm điện, nước.

Theo ông Nghị, cùng với tuyên truyền, cần tăng giá nước theo lộ trình phù hợp. Tăng giá nước để ngân sách không phải bù lỗ như hiện nay. Hơn nữa, việc tăng giá nước không phải để tăng thu cho ngân sách thành phố, mà từ đó có nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án nước sạch khác, mở rộng phạm vi phục vụ để có nhiều người dân trên địa bàn thành phố được dùng nước sạch so với hiện nay. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, giá nước sạch tăng theo nhiều loại hàng hóa, sản phẩm khác là chuyện không mới, nhưng điều quan trọng là phải minh bạch cơ chế xây dựng giá đối với loại hàng hóa đặc biệt này.

Thực tế, tỷ lệ thất thoát nước sạch tại Hà Nội cuối năm 2014 là 23% chủ yếu tại các khu vực có mạng đường ống cũ, mà trong năm nay Công ty nước sạch mới chỉ đặt chỉ tiêu giảm thất thoát 2%. Đến mức, lãnh đạo TP Hà Nội phải thốt lên: Chỉ cần giảm được 5% lượng nước thất thoát là bằng công suất một nhà máy sản xuất nước.Giảm thất thoát, tăng chất lượng, đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch đang là những “ước vọng” của người dân Thủ đô. Nếu các doanh nghiệp làm được thì việc tăng giá nước sinh hoạt sẽ “êm ái” hơn đối với người dân vì ai cũng sẵn sàng sẻ chia trách nhiệm với Nhà nước. Tất nhiên là khi họ được sử dụng sản phẩm đảm bảo.

Diệp Linh

Ngày 9/1, Công an TP Vinh, tỉnh Nghệ An cho biết: đơn vị vừa phá thành công chuyên án, bắt giữ 2 đối tượng về hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, thu giữ số ma túy lớn và nhiều vật chứng liên quan khác.

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, khoảng 1.000 kiều bào, trong đó có 100 kiều bào tiêu biểu, sẽ tham gia chương trình Xuân Quê hương 2025, mở đầu cho một năm đầy ắp những sự kiện lớn của đất nước, đồng thời, là cơ hội để vinh danh những đóng góp của người Việt Nam ở nước ngoài với quê hương, động viên kiều bào tiếp tục nỗ lực vì sự phát triển của đất nước. 

Ngày 9/1, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Hoà Bình cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Công an huyện Kim Bôi đã phát hiện, đấu tranh được nhiều tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội có tên “@hotieubao123, @hotieubaoservice, @hatokibotnetstealer; @jero_stealer_japan” có hành vi mua bán phần mềm mã độc sử dụng để tấn công mạng.

Ngày 9/1, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Hoàng Khánh Linh (SN 2004, trú tại TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) về tội giết người. Điều rất đau lòng là bị hại trong vụ án chính là người Linh yêu. 

Thông tin từ Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) cho biết, hiện có 4 nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) kinh doanh thương mại điện tử dựa trên nền tảng số tại Việt Nam chưa thực hiện quy định về đăng ký thuế thông qua Cổng thông tin điện tử (TTĐT) của Tổng cục Thuế.

Sau gần 10 tháng khởi tố vụ án hình sự liên quan đến một cán bộ Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng đã khởi tố bị can đối với cựu Trưởng phòng quản lý vận tải, phương tiện và người lái Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng về hành vi nhận hối lộ.

Ngày 9/1, dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tổ chức gặp mặt, biểu dương, khen thưởng cầu thủ Nguyễn Hai Long với thành tích xuất sắc anh đạt được cùng đội tuyển quốc gia Việt Nam tại giải bóng đá vô địch Đông Nam Á AFF Cup 2024

Theo quy chế tuyển sinh THCS và THPT được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa mới ban hành, từ năm học 2025-2026, việc tuyển sinh vào lớp 6 chỉ còn duy nhất một phương thức là xét tuyển áp dụng cho cả trường công lập và tư thục, không còn ngoại lệ cho các trường THCS chất lượng cao. Thông tin này nhanh chóng nhận được những ý kiến khác nhau từ dư luận.

Thành công của thể thao Việt Nam trong thời gian qua nhờ sự đóng góp của các VĐV nhập tịch hoàn toàn gốc nước ngoài và VĐV gốc Việt đang sinh sống ở nước ngoài hoặc đã về Việt Nam làm việc có thể sẽ thúc đẩy thêm cách chọn lựa nhân sự của nhiều đội tuyển quốc gia. Dù thế nào thì hệ thống đào tạo trẻ trong nước vẫn cần được giữ vững, xem trọng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文