Tăng thuế tài nguyên: Doanh nghiệp kêu trời

20:01 13/09/2015
Dự thảo Nghị quyết sửa đổi bổ sung Nghị quyết 712 của UBTV Quốc hội về ban hành biểu mức thuế suất thuế tài nguyên vừa được đưa ra lấy ý kiến đã và đang gây nhiều tranh luận trái chiều, nhất là từ phía các DN.

Doanh nghiệp kêu khó

Phía doanh nghiệp (DN) cho rằng việc tăng thuế là tận thu quá mức ảnh hưởng tiêu cực tới DN, trong khi cơ quan soạn thảo khẳng định tăng thuế để tăng thu ngân sách và bảo toàn khai thác tài nguyên bền vững.

Theo Dự thảo nghị quyết do Bộ Tài chính soạn thảo, hầu hết mức thuế suất các loại khoáng sản đều được điều chỉnh tăng từ 2% đến 12%. Trong đó, nhóm khoáng sản kim loại được đề xuất cụ thể như đối với sắt áp dụng khung thuế suất 7-20% so với thuế suất hiện hành là 12%; titan có khung thuế suất 7-20% so với thuế suất hiện hành là 16%; vàng áp khung thuế suất 9-25% so thuế suất hiện hành là 15%; wonfram và antimoan: khung thuế suất là 7-25%, thuế suất hiện hành là 18%; đồng áp khung thuế suất 7-25%, thuế suất hiện hành là 13%... Bên cạnh đó, khung thuế suất thuế tài nguyên đề xuất đối với nhóm khoáng sản không kim loại, trong đó đáng chú ý đối với than antraxit hầm lò và than khác là 4-20% so với thuế suất hiện hành 7%; đối với than antraxit và than nâu, than mỡ 6-20% so với thuế suất hiện hành là 9%...

Tài nguyên khoáng sản đang bị khai thác một cách lãng phí.

Tăng thuế, đồng nghĩa với việc các DN khai thác tài nguyên sẽ phải “nghiêng hầu bao” của mình để rót thêm tiền vào ngân sách nhà nước (NSNN). Thuế tăng, ngay cả “đại gia” khai thác khoáng sản như Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cũng lo lắng.

Ông Nguyễn Văn Biên, Phó TGĐ Vinacomin cho rằng việc điều chỉnh tăng này là chưa phù hợp với thực tế hoạt động của DN trong thời gian gần đây. Theo ông Biên, trong vòng 4 năm trở lại đây, sản lượng khai thác than chỉ đạt khoảng 300 triệu tấn mà không hề tăng. Nếu vẫn tiếp tục tăng thuế tài nguyên, rất có thể sẽ gây ảnh hưởng tới sản lượng khai thác than của các DN. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, nhiều DN khai thác than và khoáng sản đang rất khó khăn. Nếu thuế tài nguyên được phê duyệt tăng như mức nêu trong dự thảo thì chỉ sau một năm thực hiện, DN sẽ không còn lợi nhuận.

Đồng quan điểm, ông Vũ Hồng, Phó TGĐ Công ty TNHH Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo thuộc tập đoàn Masan, cho rằng chính sách thuế phí thay đổi liên tục trong một thời gian ngắn, trong đó có tăng thuế suất thuế tài nguyên cùng với phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản sẽ gây ra tác động kép tới hoạt động của DN khoáng sản của Việt Nam.

Ông Nguyễn Cảnh Nam, đại diện Hội Khoa học và Công nghệ mỏ Việt Nam cũng cho rằng, chính sách thuế, phí với khoáng sản ở Việt Nam đang ở mức “cao nhất thế giới”. Đáng lo ngại là trong các thuế, phí, có những khoản thu trùng lắp theo kiểu phí chồng phí, thuế trùng thuế như tiền cấp quyền khai thác, khiến DN khó có thể chịu được. Ông Nam cho rằng tăng thuế chỉ giúp tăng thu trước mắt, còn về lâu dài, thu ngân sách sẽ giảm vì DN làm ăn thua lỗ.

Điều chỉnh thuế là cần thiết

Từ phía cơ quan soạn thảo, Bộ Tài chính cho rằng mức thuế suất tài nguyên hiện hành chưa góp phần bảo vệ, khai thác hợp lý tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên, nhất là trong bối cảnh hội nhập.

Cụ thể hơn, ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ chính sách thuế phân tích: với nhóm khoáng sản kim loại- đây là loại tài nguyên không tái tạo, có giá trị kinh tế lớn. Tuy nhiên, việc khai thác một số khoáng sản kim loại vẫn chưa hiệu quả, gây lãng phí tài nguyên; đa số các khoáng sản kim loại chưa được chế biến sâu.

Vì vậy, để góp phần bảo vệ, khai thác tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả, đảm bảo nguồn tài nguyên phục vụ nhu cầu trong nước trong thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó việc nghiên cứu điều chỉnh mức thuế suất thuế tài nguyên là một trong những giải pháp cần thiết, có tính khả thi.

“Bên cạnh đó, với lộ trình hội nhập rất sâu và nhanh chóng hiện nay, theo tiến trình đàm phán và hoàn tất ký kết các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam thì thời điểm phải thực hiện việc xóa bỏ thuế xuất khẩu theo các cam kết đã rất gần. Khi thực hiện xóa bỏ thuế xuất khẩu theo cam kết quốc tế, số thu NSNN chắc chắn bị tác động, trong khi khai thác các loại tài nguyên này cho xuất khẩu có thể sẽ tăng mạnh, không đảm bảo được nguồn tài nguyên sản xuất trong nước. Do đó, cần phải rà soát, điều chỉnh lại nguồn thu nội địa đối với tài nguyên thông qua điều chỉnh mức thu thuế suất tài nguyên cho phù hợp là cần thiết để tiếp tục phát huy nguồn tài nguyên cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước, đồng thời đảm bảo thu ngân sách”, ông Thi lý giải.

Số liệu thống kê của Bộ Tài chính tại báo cáo tổng kết 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 712 cho thấy tổng mức thu thuế tài nguyên bình quân giai đoạn 2011-2014 đạt hơn 39 nghìn tỷ đồng/năm, chiếm 4,9% tổng thu NSNN. Trong đó, thu từ dầu thô đạt khoản 31 nghìn tỷ đồng/năm, chiếm 79% tổng số thu thuế tài nguyên; thu từ tài nguyên khác khoảng 8,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 21% tổng số thu thuế tài nguyên.
Thúy - Hiệp

Ngày 27/11, Đại hội Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA) nhiệm kỳ II (2024 – 2029) đã thành công tốt đẹp. Các đại biểu đã thống nhất bầu Ban Chấp hành mới, trong đó, Thiếu tướng Đỗ Triệu Phong, Cục trưởng Cục Truyền thông CAND là Ủy viên thường vụ Ban Chấp hành Hiệp hội. Nhân dịp này, Báo CAND đã có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Đỗ Triệu Phong về vai trò mới này.

Liên quan đến vụ nghi ngộ độc thực phẩm trên địa bàn, chiều 27/11, UBND TP Vũng Tàu cho biết, bước đầu đã xác định có hơn 100 trường hợp nhập viện điều trị tại Bệnh viện Vũng Tàu, Trung tâm Y tế Vietsovpetro. Ngoài ra, không loại trừ khả năng còn có một số trường hợp đến các phòng khám tư để điều trị, hoặc bị ảnh hưởng nhẹ tự theo dõi tại nhà không thống kê được.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Riêng quy định liên quan đến cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh, đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu, chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT, thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT của luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Ngày 27/11, tại Hà Nội, Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ II (2024 - 2029). Đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã đến dự Đại hội. Cùng dự Đại hội còn có lãnh đạo các ban, bộ, ngành, các tổ chức hội chuyên ngành văn học, nghệ thuật cùng đông đảo người làm điện ảnh trên cả nước.

Ngày 27/11, trao đổi với PV Báo CAND, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết, qua công tác tuần tra kiểm soát từ ngày 1/11 đến hết ngày 24/11, lực lượng CSGT toàn thành phố đã xử lý 2.291 trường hợp vi phạm giao thông liên quan đến học sinh. Trong số này có 517 trường hợp lái xe khi không đủ điều kiện, xử phạt 275 trường hợp giao xe cho người không đủ điều kiện.

Sau khi tất cả hành khách xuống xe đi vào nhà hàng ăn cơm, anh N.C.K., phụ xe khách đã chui xuống gầm xe để kiểm tra hệ thống phanh thì bất ngờ xảy ra sự cố và bị xe đè lên người dẫn đến mắc kẹt dưới gầm xe, không thể thoát ra ngoài.

Ngày 27/11, liên quan đến tình trạng khai thác vàng trái phép ở xã Phú Trung, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước, lãnh đạo UBND huyện cùng đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường, cơ quan Công an và các đơn vị liên quan trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo xử lý vụ việc.

Mở rộng vụ án “Buôn lậu”, “Trốn thuế” xảy ra tại Công ty TNHH Pretty Vina, Khu công nghiệp Hòa Mạc, phường Hòa Mạc, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Nam đã khởi tố, bắt giam Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nam Ninh và Chi cục trưởng về tội nhận hối lộ.

Tại hiện trường sạt lở, mưa gió vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, một khối lượng lớn bùn non vẫn tràn xuống mặt đường. UBND huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế) cho biết, lượng mưa tại khu vực có tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan qua địa bàn huyện, trong những ngày qua lên tới 1.099mm và 2.577mm, đỉnh Bạch Mã thậm chí vượt 2.997mm...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文