Hiệp định RCEP được ký kết:

Tạo cơ hội phát triển chuỗi cung ứng mới trong khu vực

08:33 22/11/2020
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã được 10 nước ASEAN và 5 đối tác, gồm: Nhật Bản, New Zealand, Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc ký kết ngày 15/11, được nhận định sẽ mang lại cơ hội lớn cho xuất khẩu (XK), tạo thuận lợi thương mại giữa Việt Nam và các nước, phát triển các chuỗi cung ứng mới trong khu vực.

PV Báo CAND đã có cuộc trao đổi với ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) về những nội dung xung quanh cơ hội của Việt Nam trong dài hạn khi RCEP đi vào thực thi Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp Việt sẽ được hưởng lợi như thế nào.

PV: Thưa ông, việc Hiệp định RCEP được ký kết có ý nghĩa như thế nào đối với quá trình khôi phục kinh tế hậu COVID-19 tại Việt Nam hiện nay?

Ông Lương Hoàng Thái: Trong bối cảnh của đại dịch COVID-19 bùng phát làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu cùng với xu hướng bảo hộ mậu dịch đang nổi lên, việc ký kết Hiệp định RCEP đánh dấu mốc quan trong trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam cũng như tất cả các nước tham gia đàm phán Hiệp định, trở thành động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng và phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Với các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hài hòa hóa quy tắc xuất xứ giữa tất cả các bên tham gia, tăng cường các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, Hiệp định RCEP sẽ tạo cơ hội để phát triển các chuỗi cung ứng mới trong khu vực. 

Ông Lương Hoàng Thái.

Hiệp định RCEP sẽ giúp thiết lập thị trường XK ổn định lâu dài cho Việt Nam, qua đó góp phần thực hiện chính sách xây dựng nền sản xuất định hướng XK của ta. Việc tìm kiếm và xây dựng thị trường ổn định cho các sản phẩm XK của Việt Nam, đặc biệt với các sản phẩm mà ta có thế mạnh có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ đóng góp vào sự tăng trưởng, phục hồi kinh tế sau đại dịch mà còn chuẩn bị sẵn sàng giúp ta ứng phó với những thách thức khó lường trong tương lai.

PV: Vậy, theo ông RCEP sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho Việt Nam trên những khía cạnh nào? Trong ngắn hạn & lâu dài?

Ông Lương Hoàng Thái: Trong bối cảnh hiện nay, việc ký kết Hiệp định RCEP đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam và mang lại các lợi ích cả trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

Thứ nhất, Hiệp định RCEP, khi được 15 thành viên thực thi sẽ tạo nên một thị trường lớn với quy mô 2,2 tỉ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, với GDP 26,2 nghìn tỉ USD, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới. Việc thiết lập Hiệp định này sẽ tạo cơ hội để phát triển các chuỗi cung ứng mới trong khu vực mà doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia.

Thứ hai, Hiệp định RCEP sẽ giúp thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định lâu dài. Thứ ba, việc thực hiện Hiệp định RCEP sẽ tạo nên một khuôn khổ ràng buộc pháp lý trong khu vực về chính sách thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, giải quyết tranh chấp... góp phần tạo nên môi trường thương mại công bằng trong khu vực. Cuối cùng, việc kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định RCEP sẽ góp phần nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Hiệp định RCEP là sáng kiến của ASEAN, ý tưởng được ra đời 10 năm trước khi Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN và được bắt đầu đàm phán từ năm 2012.

Các nước Chủ tịch ASEAN trong những năm gần đây đều đề ra mục tiêu kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định trong năm đó nhưng không thực hiện được do chưa giải quyết được các vướng mắc trong đàm phán, cùng với bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp. Kế thừa kết quả từ những năm trước, từ khi đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN tích cực thảo luận với các nước đối tác tìm kiếm giải pháp xử lý nốt những vấn đề tồn đọng để kết thúc hoàn toàn đàm phán và ký kết Hiệp định.

Kết quả này trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam được các nước ASEAN và đối tác đánh giá rất cao. Đồng thời, việc tham gia cả hai FTA lớn trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là Hiệp định RCEP và CPTPP thể hiện đóng góp của Việt Nam trong việc định hình cho các cơ chế hợp tác mới cũng như luật chơi trong khu vực, tăng cường vị thế của ta.

Giải pháp bảo vệ hàng hóa Việt

PV: Các nền kinh tế trong RCEP có mối tương đồng và cạnh tranh rất cao. Làm sao để hàng hoá Việt Nam có tính cạnh tranh hơn so với các đối thủ trong nội khối. Bộ Công Thương đã tính đến các chính sách phòng vệ, hàng rào thuế quan để bảo vệ thị trường nội địa trước những đối thủ rất mạnh từ Hàn, Trung và Nhật chưa, thưa ông?

Ông Lương Hoàng Thái: Khi Hiệp định RCEP có hiệu lực sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh, nhất là khi chất lượng và hàm lượng giá trị gia tăng của hầu hết sản phẩm của Việt Nam còn khiêm tốn. Tuy nhiên, trên thực tế, Hiệp định RCEP về cơ bản là một khuôn khổ mang tính kết nối các cam kết hiện hành của ASEAN với từng đối tác trong số 5 đối tác trong một Hiệp định FTA theo hướng tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư hơn. Do đó, về cơ bản, Hiệp định RCEP sẽ không tạo ra cam kết mở cửa thị trường cao hơn đối với Việt Nam hay áp lực cạnh tranh mới mà chủ yếu hướng đến tạo thuận lợi cho DN, đặc biệt là DN vừa và nhỏ.

Đồng thời, với các công cụ phòng vệ thương mại trong khuôn khổ RCEP và WTO, Bộ Công Thương sẽ theo dõi sát sao tình hình xuất nhập khẩu sau khi Hiệp định RCEP có hiệu lực để có biện pháp phòng vệ phù hợp trong những trường hợp hàng hóa nhập khẩu cạnh tranh không công bằng, gây thiệt hại đáng kể để bảo vệ sản xuất trong nước.

Việc cần làm để tăng tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam cũng như cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị khu vực là tăng cường nội lực cho DN. Theo đó, bên cạnh các giải pháp đồng bộ từ Chính phủ, Bộ, ngành và các địa phương, các DN, hiệp hội cần chủ động và tích cực tìm hiểu thông tin về các Hiệp định FTA để nắm vững cam kết của Việt Nam và các thị trường đối tác quan tâm. DN trong nước cũng cần chủ động thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới, chuyển sức ép về cạnh tranh thành động lực để tự đổi mới và phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm để có lợi thế cạnh tranh không chỉ ở trong nước mà còn ở thị trường quốc tế.

PV: Vậy theo ông trong Hiệp định RCEP, những ngành nào sẽ là thế mạnh của Việt Nam? Ngành hàng nào sẽ gặp khó khăn hơn?

Ông Lương Hoàng Thái: Việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ mở ra cơ hội mới cho các sản phẩm từ các lĩnh vực nổi bật như: Viễn thông, công nghệ thông tin, dệt may, giày dép và nông nghiệp. Đối với các ngành thế mạnh của Việt Nam tại Hiệp định RCEP này, thủy sản sẽ là một trong những ngành có đủ sức cạnh tranh và có thể xâm nhập mạnh vào các thị trường của các đối tác RCEP. Ngoài ra, việc cam kết cắt giảm thuế quan của Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand và các nước ASEAN về 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực và của Hàn Quốc sau lộ trình cam kết 10-15 năm đối với phần lớn mặt hàng thủy sản của Việt Nam sẽ mở ra cơ hội mới cho Việt Nam XK mặt hàng có thể mạnh này vào thị trường các nước RCEP một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Nhờ vào việc hài hòa quy tắc xuất xứ trong Hiệp định RCEP, hàng hóa XK của Việt Nam có thể tăng khả năng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan do nguồn cung nguyên liệu đầu vào chủ yếu đều nằm trong RCEP nhằm gia tăng khả năng XK trong khu vực này, đặc biệt ở các thị trường lớn như: Nhật Bản, Australia, New Zealand và Hàn Quốc.

PV: Không thể phủ nhận RCEP đem lại cơ hội XK cho Việt Nam, nhưng cũng phải thẳng thắn nhìn nhận nguy cơ gia tăng nhập khẩu do tăng mua nguyên, phụ liệu từ Trung Quốc. Bộ đánh giá thế nào về vấn đề này?

Ông Lương Hoàng Thái: Với lợi thế về việc hài hòa quy tắc xuất xứ, hàng hóa XK của Việt Nam với nguồn nguyên liệu đầu vào từ các thị trường khác như: Nhật Bản, Hàn Quốc v.v… để hưởng ưu đãi thuế quan của Hiệp định RCEP, từ đó thúc đẩy XK sang các thị trường trong khu vực, kể cả Trung Quốc và một số nước khác. Do vậy, Hiệp định RCEP không tạo thêm “nguy cơ” cho bất kỳ nước nào.

PV: Khi thực thi RCEP, quy tắc xuất xứ để hàng hóa XK được hưởng ưu đãi thuế quan sẽ là một thuận lợi lớn đối với Việt Nam. Quan điểm của Bộ về vấn đề này ra sao, thưa ông?

Ông Lương Hoàng Thái: Hiệp định RCEP sẽ mang đến giá trị lớn để Việt Nam đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về quy tắc xuất xứ, qua đó tận dụng tốt hơn các thị trường đối tác hiện nay.

Hiệp định RCEP cho phép các nước thành viên áp dụng nguyên tắc cộng gộp nguyên liệu có xuất xứ trong toàn khối. Theo đó, DN Việt Nam có thể sử dụng nguyên liệu có xuất xứ không những từ các nước ASEAN mà còn có thể sử dụng nguyên liệu có xuất xứ từ các nước đối tác ASEAN như: Australia, New Zealand, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Ngoài việc áp dụng cộng gộp nguyên liệu có xuất xứ, các nước thành viên sẽ tiếp tục nghiên cứu và thảo luận về tính khả thi của cộng gộp toàn phần, là quy tắc xuất xứ tạo điều kiện cho các DN vừa và nhỏ có thể từng bước tham gia chuỗi cung ứng khu vực (tương tự như quy tắc xuất xứ trong Hiệp định CPTPP)

Ngoài ra, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định RCEP sẽ đa dạng hơn so với các FTA ASEAN+1. Theo đó, DN có thể áp dụng 3 hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá như sau: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) được cấp bởi các tổ chức cấp, DN đủ điều kiện được phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá và  bất kỳ DN có thể được phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá. Việc cho phép DN lựa chọn các thủ tục cấp phép chứng nhận xuất xứ đa dạng như vậy sẽ tạo thuận lợi cho DN trong việc giảm thiểu thời gian xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) truyền thống, cắt giảm chi phí giao dịch và chủ động hơn trong việc phát hành hóa đơn thương mại.

PV: Chính phủ cũng như Bộ Công Thương đã có những chuẩn bị như thế nào giúp DN tiếp cận cơ hội, tận dụng lợi ích từ RCEP, thưa ông?

Ông Lương Hoàng Thái: Bộ Công Thương đã chuẩn bị triển khai kế hoạch tuyên truyền, giới thiệu các thông tin về Hiệp định, xây dựng các buổi tập huấn bổ sung kiến thức về Hiệp định cho các tổ chức, DN trong nước; xây dựng các chương trình, hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu cho các ngành hàng và dịch vụ mà ta có thế mạnh và tiềm năng; nâng cao năng lực cung cấp thông tin của các đơn vị trong Bộ, đặc biệt là hệ thống thương vụ, trung tâm thông tin, trung tâm xúc tiến thương mại, văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài để cung cấp thông tin hiệu quả cho cộng đồng DN.

Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục xây dựng các chương trình phát triển thị trường cho các mặt hàng XK có tiềm năng và lợi thế của Việt Nam vào thị trường các nước RCEP; phát triển và hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật phù hợp với các cam kết quốc tế để hỗ trợ cho sự phát triển của các DN, sản phẩm Việt Nam và bảo vệ người tiêu dùng…

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Lưu Hiệp (thực hiện)

Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự đang được dư luận và các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ rất cao. Dư luận xã hội và ĐBQH đánh giá, việc ban hành nghị quyết của Quốc hội là rất cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay, tránh để tồn tại thực trạng tài sản “đóng băng”, không lưu thông, hay nằm “phơi sương, phơi nắng” trong khi đất nước đang rất cần nguồn lực để phát triển.

Một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt hơn một năm giao tranh xuyên biên giới giữa Israel và nhóm chiến binh Hezbollah đã giành được sự ủng hộ từ các nhà lãnh đạo Israel, làm dấy lên cả hy vọng lẫn những câu hỏi tại một khu vực đang bị chiến tranh tàn phá.

Mang cái tên đặc biệt, Võ Thị Nở (SN 1979, không nơi cư trú nhất định) từng có 5 tiền án về tội “Trộm cắp tài sản”, nhưng ngựa quen đường cũ, Nở vẫn tiếp tục thực hiện nhiều vụ móc túi, lấy trộm ĐTDĐ đắt tiền tại khu vực rạp chiếu phim và bệnh viện xung quanh khu vực quận 1, quận 3, TP Hồ Chí Minh…

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Israel và Lebanon đã chấp nhận đề xuất của Washington nhằm chấm dứt cuộc xung đột tàn khốc giữa Israel và Hezbollah, mở đường cho việc kết thúc gần 14 tháng giao tranh xuyên biên giới đã giết chết hàng nghìn người.

Những tuyên bố gần đây của NATO về khả năng thực hiện các cuộc tấn công “phòng ngừa” nhằm vào Nga đã làm gia tăng căng thẳng giữa hai bên, đẩy thế giới đến gần hơn với nguy cơ xung đột trực tiếp.

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 26/11 cho biết sẽ áp thuế đáp trả Mỹ, sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế nhập khẩu 25% đối với hàng hóa Mexico nếu nước này không ngăn chặn dòng ma túy và người di cư qua biên giới.

Theo báo cáo của Chính phủ, công tác giải phóng mặt bằng vẫn là khâu khó khăn, phức tạp nhất, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ, chất lượng các dự án, trong đó có dự án cao tốc Bắc - Nam. Vậy nhưng đến nay, các địa phương đã hoàn thành giải phóng mặt bằng và bàn giao 720,4/721,25km (đạt khoảng 99,9%), trong đó, nhiều địa phương đã bàn giao 100% mặt bằng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文